Những 'nấc thang lên trời' ở Hoàng Su Phì

Hà Giang - mùa lúa chín tại ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam ẩn hiện trong làn mây được du khách ví như thiên đường nơi hạ giới.
6-6-1571289570_680x0

Ruộng bậc thang được công nhận Di tích quốc gia ở Hoàng Su Phì trải dài ở 11 xã gồm Bản Luốc, Bản Phùng, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín và Nậm Khòa (ảnh). Trong đó, Bản Luốc và Bản Phùng là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam.

7-8-1571289676_680x0

Những thửa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì ước tính có tuổi đời khoảng 300 năm.

8-6-1571289692_680x0

Vào mùa lúa chín, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nói chung, Nậm Khòa nói riêng tạo thuận lợi cho việc phát triển du lịch của địa phương, thu hút du khách, các nhiếp ảnh gia và mang lại thêm thu nhập cho người dân.

5-7-1571289569_680x0

Bức tranh ruộng bậc thang Nậm Khòa trong nắng.

2-22-1571289478_680x0

Gợi ý cung đường săn ảnh lúa chín Hà Giang: Thông Nguyên – Nậm Khòa – Tả Sử Choong – Bản Phùng.

9-7-1571289717_680x0

Tả Sử Choóng nằm cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì khoảng 21 km về phía Tây Nam. Nơi đây có đông dân tộc Mông sinh sống, được thiên nhiên ưu ái ban cho nhiều điều kiện lí tưởng để phát triển du lịch như xã nằm trong quần thể di tích quốc gia ruộng bậc thang, có những cánh rừng nguyên sinh, khu rừng chè Shan tuyết cổ thụ hay các thác nước tự nhiên.

10-JPG_680x0

Bản Phùng, nơi sinh sống chủ yếu của dân tộc La Chí, nổi tiếng với những ruộng lúa bậc thang trùng điệp giữa làn mây vùng cao. Từ trung tâm thị trấn Vinh Quang, Hoàng Su Phì, du khách men theo một con đèo nhỏ dài gần 30 km vắt ngang núi mới đến được trung tâm xã Bản Phùng.

11-5-1571289745_680x0

Sau khi vượt qua đèo, cảm giác mệt mỏi tan biến tất cả khi trước mắt hiện ra là những "đường cong lúa" mềm mại. Lúa ở Bản Phùng chín khá muộn so với những nơi khác, khoảng từ đầu đến giữa tháng 10.