Theo dự kiến, ngày mai, 18/9, TAND Cấp cao tại TP HCM sẽ mở phiên phúc thẩm, xét xử vụ "li hôn nghìn tỉ" giữa nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo và bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Phiên xử mở theo đơn kháng cáo của cả ông Vũ, bà Thảo và kháng nghị của VKS.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ (trái) và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. (Ảnh tư liệu).
Trước đó, chiều 27/3, TAND TP HCM quyết định công nhận thuận tình li hôn giữa ông Vũ và bà Thảo. Theo phán quyết của tòa sơ thẩm, 4 người con chung được giao cho bà Thảo chăm sóc; ông Vũ cấp dưỡng 10 tỉ mỗi năm cho đến khi các con trưởng thành, có thể tự lập.
Ngoài ra, ông Vũ đ
Riêng quyền lợi của bà Thảo và ông Vũ tại Trung Nguyên, phán quyết của tòa sơ thẩm bị đánh giá vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất cập.
Cụ thể, tòa phân xử cho ông Vũ hưởng 60% tài sản, bà Thảo hưởng 40% chung tại Trung Nguyên, nhưng bà Thảo phải giao cổ phần tại doanh nghiệp cho ông Vũ và nhận lại số tiền tương đương.
Phán quyết này được TAND TP HCM dựa theo căn cứ, ông Vũ có nhiều đóng góp hơn vào khối tài sản chung. Thêm vào đó, hiện nay bà Thảo đang điều hành King Coffee, một ngành hàng không khác Trung Nguyên đang kinh doanh, điều mà phía bị đơn cho rằng đã vi phạm Luật Doanh nghiệp.
Chủ tọa phiên xử sơ thẩm vụ "li hôn nghìn tỉ". (Ảnh tư liệu).
Tuy nhiên, các chuyên gia về luật chỉ ra, theo quy định Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự (TTDS) 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011, cũng như quy định tại Điều 28 Bộ luật TTDS 2015 đang có hiệu lực, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án bao gồm: Li hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi li hôn; Chia tài sản sau khi li hôn; Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân...
Còn các vấn đề như quyền điều hành công ty hay quyền của cổ đông, thành viên công ty về chuyển nhượng cổ phần, vốn góp... không liên quan đến những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
Luật sư cho rằng v
Tại phiên xử ngày 27/3, HĐXX bất ngờ trở lại phần xét hỏi và tranh luận, để làm rõ yêu cầu phản tố của ông Vũ, quanh số tiền tích lũy chung của hai người do bà Thảo đứng tên tại 3 ngân hàng Eximbank, Vietcombank và BIDV.
Trước đó, phía ông Vũ đưa ra con số 2.102 tỉ đồng, gồm: 654,2 tỉ đồng; 9,3 triệu Euro; 2,3 triệu GBP (bảng Anh); 28,9 triệu USD; 5,1 triệu AUD (đô la Australia) và 10.000 lượng vàng. Song, đại diện bị đơn sau đó xác nhận tại tòa rằng số tiền này còn 2.098 tỉ đồng do tỉ giá ngoại tệ biến đổi.
VKS đề nghị phía Eximbank xác định lại số vàng thực tế mà bà Thảo gửi tại ngân hàng này có đúng 10.000 lượng không. Lúc đầu, vị đại diện nhà băng cho biết không mang theo tài liệu nên không trả lời được. Tuy nhiên sau đó, phía ngân hàng bất ngờ thông số vàng bà Thảo đứng tên chỉ là 10.000 chỉ (tương đương 1.000 lượng).
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại phiên tòa sơ thẩm. (Ảnh tư liệu).
Sau khi hội ý tại chỗ, phía ông Vũ đồng ý xác định lại số vàng tranh chấp là 10.000 chỉ vàng, và đề nghị HĐXX xem xét theo kết quả xác minh mới. Sau khi có sự thay đổi này, đại diện bị đơn tính toán lại tổng số tiền yêu cầu phản tố của họ là 1.764 tỉ đồng.
Phía bà Thảo cho rằng: "Trong yêu cầu phản tố đó có 10.000 lượng vàng, sau tranh cãi, tòa thận trọng hỏi đại diện Eximbank là lượng hay chỉ, thì hóa ra là 10.000 chỉ. Lúc này phía ông Vũ mới nói tính toán điều chỉnh lại. Điều này làm dư luận hiểu không đúng. Đó chỉ là 10.000 chỉ vàng chứ không phải 10.000 lượng. Chính sự không chắc chắn trong yêu cầu phản tố cho thấy sự không rõ ràng trong việc yêu cầu phân chia tài sản tại ngân hàng. Điều này có nghĩa là chưa đủ cơ sở chứng minh đây là tài sản tạo lập trong thời kì hôn nhân".
Tuy nhiên, luật sư Trương Thị Hòa (đại diện quyền phía ông Vũ) khẳng định thân chủ không sai sót gì trong yêu cầu phản tố, liên quan đến số tiền, vàng gửi tại ngân hàng.
"Không có sự sai sót, vì tài liệu Eximbank không ghi lượng hay chỉ, bây giờ đại diện mới xác định là chỉ. Ông Vũ chấp nhận sự thua thiệt là chấp nhận số vàng này 10.000 chỉ, tức chấp nhận mất 9.000 lượng vàng, để mong vụ án nhanh chóng kết thúc. Bị đơn hoàn toàn không có ý đồ gì trong 10.000 lượng hay chỉ, đây là sai sót của ngân hàng. Thực tế bây giờ ông Vũ cũng không quan tâm đến những con số", luật sư Hòa trình bày.
Bên cạnh đánh giá "giao toàn bộ cổ phần cho ông Vũ là không công bằng với bà Thảo, đã tước mất các quyền của bà này theo quy định tại điều 110 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014", cơ quan công tố còn chỉ ra hàng loạt sai phạm của tòa án trong kháng nghị dài 14 trang.
Bởi, cổ phần chưa được tính giá trị, giá trị thương hiệu, ngoài ra cổ đông còn có các quyền quản trị công ty, quyền tài sản đối với cổ phần, quyền được chia cổ tức, quyền về thông tin kiểm soát trong công ty.
VKS cũng có kháng nghị theo hướng hủy toàn bộ bản án. Cơ quan công tố cho rằng tòa không giải quyết đúng thủ tục, như không tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải trước khi mở phiên toà, mà lồng ghép việc này trong quá trình xét xử; không được sự chấp nhận của bà Thảo là vi phạm nghiêm trọng Điều 48, 202, 203, 208 và 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 .
VKS chỉ ra hàng loạt sai sót trong bản án vụ li hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. (Ảnh tư liệu).
Sau phiên phúc thẩm, ngày 10/4, bà Lê Hoàng Diệp Thảo kháng cáo toàn bộ bản án của tòa sơ thẩm. Trong đó, về quan hệ hôn nhân, bà xin được đoàn tụ với ông Vũ. Về tài sản, bà Thảo không đồng ý quan điểm của tòa về việc chia theo tỉ lệ 6/4, và giao quyền điều hành Trung Nguyên cho "vua cà phê Việt" Đặng Lê Nguyên Vũ.
Cũng kháng cáo, ông Đặng Lê Nguyên Vũ yêu cầu chia các tài sản tranh chấp theo như ông đề xuất, với tỉ lệ ông sở hữu 70%, bà Thảo 30%.