Ninh Thuận có hơn 1.250 khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái

Theo Công ty Điện lực Ninh Thuận, tính đến ngày 31/7, Ninh Thuận đã có 1.257 khách hàng lắp đặt điện mặt trời (ĐMT) áp mái, với tổng công suất lắp đặt 72,375 MWp và nhu cầu này còn khá cao.

Ninh Thuận là khu vực có bức xạ mặt trời mạnh, với tỉ lệ bức xạ trực tiếp trung bình luôn cao, có thời gian chiếu sáng trung bình hơn 12 giờ mỗi ngày nên có điều kiện tiếp nhận một lượng lớn bức xạ mặt trời cao nhất cả nước, với tổng số giờ nắng trung bình đến 2.837,8 giờ/năm. .

Ninh Thuận hơn 1.250 khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái - Ảnh 1.

Ninh Thuận đã có 1.257 khách hàng lắp đặt ĐMT áp nhà, với tổng công suất lắp đặt 72,375 MWp. (Ảnh: EVN).

Bên cạnh đó, việc Nhà nước khuyến khích lắp ĐMT áp mái ngoài lợi ích giảm chi phí tiền điện, bảo vệ môi trường, có thể bán điện dư cho ngành điện lực và được trả tiền hằng tháng theo giá qui định của Chính phủ thời gian qua nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ gia đình tại Ninh Thuận đã lắp đặt ĐMT áp mái.

Theo Công ty Điện lực Ninh Thuận, tính đến ngày 31/7, Ninh Thuận đã có 1.257 khách hàng lắp đặt ĐMT mái nhà, với tổng công suất lắp đặt 72,375 MWp.

Riêng trong năm 2020, Điện lực Ninh Thuận đã thực hiện gắn công tơ hai chiều cho 648 khách hàng, với tổng công suất lắp đặt 30,514 MWp.

Ngành điện lực Ninh Thuận cũng cho biết, nhu cầu phát triển ĐMT mái nhà trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận còn khá cao, nhờ vào chính sách khuyến khích của Nhà nước và điều kiện tự nhiên phù hợp tại địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì việc lắp đặt hệ thống ĐMT mái nhà hiện nay cũng đang gặp một số khó khăn như chi phí đầu tư ban đầu khá lớn nên doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các hộ gia đình gặp khó khăn về vốn.

Mặt khác, cần không gian mái nhà đủ lớn để lắp đặt mới có thể thu được năng lượng hiệu quả như mong muốn.

Đặc biệt, do nhu cầu lắp đặt ĐMT mái nhà cao, khách hàng đề nghị đấu nối nhiều nên tại một số địa phương đã bắt đầu có tình trạng quá tải cục bộ, nhất là tại một số trạm biến áp công cộng và lưới điện 220kV ở một số khu vực có phụ tải điện nhỏ…

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.