'Nữ hoàng' chanh không hạt ở miền Tây

Sau 10 năm gây dựng cơ nghiệp với chanh không hạt, bà Ba từ một nông dân nghèo nay đã trở thành “nữ hoàng chanh” ở khắp các tỉnh miền Tây. Mỗi ngày bà xuất hơn 40 tấn chanh qua Singapore, Thái Lan… với lợi nhuận khoảng 3 tỉ đồng/năm.
nu hoang chanh khong hat o mien tay Long An: Lão nông nghèo thành tỉ phú nhờ nuôi dế mèn

Đi lên từ thất bại!

nu hoang chanh khong hat o mien tay
Bà Ba bên vườn chanh tiền tỉ của mình (ảnh nhân vật cung cấp)

Nhắc đến nông dân làm giàu giỏi ở miền Tây, người ta chắc hẳn sẽ không quên cái tên Bùi Thị Ba (56 tuổi, ngụ Bến Lức, Long An). Bà được người trong nghề phong cho nhiều biệt danh như Ba “liều”, Ba “chua” nhưng cái tên được nhiều người ưu ái gọi nhất là “nữ hoàng” chanh không hạt.

Bà Ba sinh ra trong một gia đình nghèo ở Long An với nghề trồng mía. Tuy vậy, 2 héc ta mía của gia đình bà lại là đất phèn nên thu nhập khá bấp bênh. Năm nào được mùa thì gia đình bà mới đủ tiền trả tiền phân bón và thuốc chăm sóc mía. Những năm mất mùa, bà Ba lại cùng gia đình chạy vạy khắp nơi vay tiền mua gạo “sống qua ngày”.

Năm 2000, thấy việc trồng mía càng trồng càng thêm nợ, bà mạnh dạn chặt toàn bộ 2 héc ta mía để trồng cây sơ ri. Do bà chưa nghiên cứu kỹ về cách chăm sóc đất trồng cây sơ ri nên chỉ sau gần 1 năm trồng bà đã phải chặt bỏ vì cây không hợp với thổ nhưỡng.

Năm 2002, bà tiếp tục vay mượn khắp nơi để đầu tư nuôi hàng ngàn con gà công nghiệp. Khi gà chuẩn bị xuất chuồng thì dịch cúm gia cầm xảy ra. Lúc đó, đàn gà của bà với trọng lượng từ 2 -3kg/con buộc phải tiêu huỷ với mức thiệt hại gần 300 triệu đồng.

“Lúc đó tôi cứ nghĩ chắc phải bán nhà bán cửa để đi làm thuê chứ tiền đâu mà trả nợ. Cả tháng trời tôi ngồi tính toán đủ cách để xoay tiền nhưng không ra. Nghĩ là vấp ngã ở đâu, đứng lên ở đó nên tôi lại tiếp tục đi khắp nơi tìm hiểu những mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả để học hỏi", bà Ba kể.

Rồi cơ duyên đến với bà Ba trong lần bà đi thăm vườn cây của người bạn thì bắt gặp một vườn cây chanh không hạt. "Dù lúc đó giá chanh không hạt cao gấp 10 lần chanh thường nhưng nghĩ đây là loại cây có thể làm giàu nên tôi tìm tòi học hỏi, sau đó, tôi tiếp tục vay mượn tiền để đi khắp các tỉnh miền Tây và lên Viện nghiên cứu cây quả miền Nam để học hỏi kinh nghiệm. Tuy vậy, lúc này việc trồng chanh không hạt vẫn còn khá lạ lẫm nên tôi gặp không ít khó khăn”, bà Ba chia sẻ.

Năm 2006, sau khi nắm bắt được những kiến thức căn bản, bà Ba quyết định đầu tư gần 200 triệu đồng để trồng chanh không hạt. Lúc này, ở miền Tây chưa có ai trồng loại cây này nên bà bị nhiều người cho là “gàn dở”. Không ai nghĩ một trái chanh với giá gấp 10 lần chanh thông thường lại có thể cạnh tranh được ở thị trường lúc bây giờ.

Bà Ba cho biết: “Năm 2007, khi chanh cho trái mùa đầu tiên và chuẩn bị thu hoạch thì lũ về. Khoảng 70% vườn chanh bị ngập nước thối rữa rồi chết. Quá hoảng loạn, tôi chạy thẳng xuống Đại học Cần Thơ để cầu cứu các chuyên gia”.

“Nữ hoàng” chanh không hạt

nu hoang chanh khong hat o mien tay
Quy trình đóng gói khép kín của bà Ba được đầu tư 800 triệu.

Sau khi “gỡ” được 30% vườn chanh còn lại, bà Ba chưa kịp vui mừng thì lại bị tạt ngay một “gáo nước lạnh”, cả tuần trời bà và gia đình mang chanh đi khắp nơi tiêu thụ nhưng không ai mua vì chanh quá to. “Do chanh không hạt to gấp đôi, thậm chí gấp 3 chanh thông thường nên không ai mua. Lúc đó, tôi và con trai lặn lội mang chanh lên Sài Gòn gửi tặng cho các nhà hàng, chợ đầu mối để làm quen. Sau gần 2 tháng chờ đợi, khách hàng đầu tiên đã gọi điện đặt mua chanh của tôi và từ đó ngày càng có nhiều người thích loại chanh này”, bà Ba nhớ lại.

Không chỉ doanh nghiệp trong nước, nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng tìm đến bà Ba để đặt mua loại chanh này. Thấy việc làm ăn có lãi, đầu năm 2008 bà tự đúng ra xuất khẩu chanh ra nước ngoài. Đồng thời đầu tư 800 triệu để mua máy, thuê người quản lý chuyên làm sạch máy và phân loại chanh.

Đến nay, sau 10 năm khởi nghiệp từ 2ha đất ban đầu, bà Ba mua thêm 10ha đất và thuê tiếp 20ha của nông dân trong vùng để mở rộng canh tác. Mỗi ngày nông trại này còn xuất khoảng 40 tấn chanh đi Singapore, Thái Lan và các nước Trung Đông...thu lãi gần 3 tỷ đồng mỗi năm.

nu hoang chanh khong hat o mien tay
Nhiều nông dân miền Tây đổi đời nhờ trồng chanh không hạt.

Ngoài cơ sở chính ở Long An, bà Ba còn có một cơ sở thu mua khác ở TP Cần Thơ để gom hàng từ các tỉnh miền Tây. Do là người tiên phong đưa giống cây “lạ” này về miền Tây và tận tình chỉ dạy cho nông dân nên bà được nhiều người yêu mến. Cây chanh không hạt góp phần cải thiện đáng kể đời sống người dân ở vùng sông nước.

Ngoài chuyện kinh doanh, bà Ba còn giúp hàng trăm công nhân ở nông trại có việc làm ổn định với thu nhập từ 3 – 7 triệu đồng. Không chỉ làm công ăn lương cho bà Ba, nhiều người còn được bà đầu tư để trồng chanh không hạt nhằm tăng thu nhập cho gia đình. Sắp tới, bà dự định mở các lớp trao đổi kỹ năng trồng chanh cho những nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Với những gì đang làm, bà Ba được nông dân trong vùng gọi với cái tên thân mật - “nữ hoàng” chanh không hạt.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.