Khoảng 3 tháng trước, nhà vườn trồng mít Thái siêu sớm tại ĐBSCL hốt bạc khi một trái mít 10-15 kg có giá dao động từ 40.000-50.000 đồng/kg nhưng từ khoảng hơn 1 tháng nay, giá loại trái cây này đã giảm một nửa.
Anh Nguyễn Thanh Hậu, một chủ cơ sở thu mua mít Thái siêu sớm tại xã Mỹ Hoà, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long nói: "Vài tháng trước, thấy mít Thái siêu sớm có giá nên tui mở cơ sở thu mua cho nhà vườn xung quanh với giá khoảng 40.000-45.000 đồng/kg. Một ngày, cơ sở thu mua 3-4 tấn và bán hết cho thương lái. Song, hiện giá mít giảm mạnh, chúng tôi mua vào chỉ 20.000 đồng/kg".
Theo anh Hậu, phần lớn thương lái gom mít ở các điểm thu mua tại ĐBSCL để xuất sang Trung Quốc nhưng thời điểm này, do vào mùa thu hoạch rộ, nguồn cung quá nhiều nên dội chợ làm giá giảm. "Nhà vườn quanh đây giờ trồng mít nhiều lắm. Ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, nông dân cũng có trồng và chúng tôi hay xuống đó mua" - anh Hậu cho biết.
Giá mít Thái siêu giảm đã giảm đến 50% so với tháng trước |
Theo ông Nguyễn Văn Trương, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang), mấy năm trước, diện tích cây mít Thái siêu sớm tại địa phương vào khoảng 600-700 ha nhưng từ năm 2017 đến nay tăng lên gần 1.000 ha. "Diện tích tăng lên do nông dân thấy cây cam sành lão hoá nên đốn và trồng mít. Nông dân không chạy theo phong trào mà đốn cây đang cho sản lượng tốt để trồng mít Thái. Những năm trước, giá mít Thái cũng 14.000-18.000 đồng/kg nhưng đầu năm nay có tăng lên hơn 40.000 đồng/kg do thị trường Trung Quốc "ăn hàng" mạnh và hiện nay giảm xuống còn 20.000 đồng/kg vì vào mùa thu hoạch rộ" – ông Trương lý giải.
Bài học về cây cam sành vẫn còn đó khi khoảng năm 2015, giá cam sành có thời điểm lên hơn 40.000 đồng/kg. Nhiều nông dân ở Hậu Giang, Vĩnh Long… khi đó đã bỏ lúa để lên liếp trồng cam, dẫn đến tình trạng diện tích cam sành tăng nhanh chóng. Nhưng chỉ được một thời gian, cây cam sành bị bệnh vàng lá gân xanh, rồi giá cũng theo đà giảm xuống.
Thời điểm giá cam sành tăng cao, diện tích trồng cam tại huyện Châu Thành cũng được mở rộng, vào khoảng 5.000 ha. Sau một thời gian, giá thu mua cam sành loại 1 tại vườn chỉ còn từ 12.000-15.000 đồng/kg, nông dân lại phá bỏ vườn cam bị lão hoá trồng mít Thái nên hiện diện tích cam sành giảm hơn trước.
Theo ông Lê Văn Lon (ngụ xã Đông Phước A, huyện Châu Thành), khi giá cam sành tăng mạnh, ông mạnh dạn chuyển 1 ha trồng lúa sang trồng cam sành. Ông làm được mấy vụ thì cam rớt giá. Đến nay, nông dân này vẫn chưa thu hồi được vốn đã bỏ ra.
"Mình có khuyến cáo nông dân không nên ồ ạt chạy theo thị trường dù loại trái đang "sốt". Phải trồng chuyên canh, chọn giống đạt chuẩn, am hiểu kĩ thuật thì trái mới cho năng suất và chất lượng ổn định. Giả dụ địa phương quy hoạch trồng mít Thái 1.000 ha nhưng dân trồng chỉ 500 ha, cho sản lượng vừa phải, bảo đảm có giá quanh năm nhưng người dân lại không chịu" - ông Trương rút ra bài học.
Viettel cắt hàng loạt kênh truyền hình trả tiền ‘hot’: Cục Cạnh tranh nói gì?
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thông tin về quyết định xử lý việc Viettel cắt hàng loạt kênh truyền hình trả ... |
Siết quản lý, dân buôn hàng 'xách tay' hẹp cửa làm ăn?
Việc tăng cường kiểm soát hàng hóa “núp bóng” quà tặng, quà biếu từ nước ngoài có thể khiến hàng “xách tay” hẹp cửa làm ... |
Không được để trên nóng, dưới nóng, giữa… lạnh
Xu hướng tích cực của nền kinh tế tiếp tục được ghi nhận trong tháng 4/2018. Trong đó, sản xuất công nghiệp là một điểm ... |
Hơn 1.000 gói cà phê giả đến tay người tiêu dùng như thế nào?
Chủ doanh nghiệp bị phát hiện là giả hơn 1.000 gói cà phê bằng đậu nành, bắp cho biết sẽ tiếp tục phản đối quyết ... |