Ông chủ đầu karaoke Arirang đình đám một thời đang rao bán toàn bộ thương hiệu

Thẳng thắn nhìn nhận mảng kinh doanh kĩ thuật số đã lạc hậu, lỗi mốt, không còn phù hợp nhu cầu thị trường, lãnh đạo Maseco quyết định thanh lí và chuyển nhượng toàn bộ việc sử dụng thương hiệu karaoke Arirang đình đám một thời.

Công ty CP Dịch vụ Phú Nhuận (Maseco) - đơn vị sở hữu thương hiệu karaoke Arirang, vừa công bố muốn thanh lí toàn bộ hàng điện tử tồn kho, trong đó có cả thương hiệu Arirang nổi tiếng đình đám một thời.

Cụ thể, công ty muốn chuyển nhượng toàn bộ hàng điện tử tồn kho theo hiện trạng với giá không thấp hơn 25 tỉ đồng, chưa gồm thuế giá trị gia tăng.

photo-1-15631489232422068581183

Ông chủ đầu karaoke Arirang muốn bán thương hiệu. (Ảnh: VnExpress).

"Công ty sẽ chuyển giao quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu Arirang và quyền bản ghi, quyền tác giả các bản ghi âm midi Karaoke cho bên mua, để tiếp tục quyền sản xuất và duy trì dịch vụ cho khách hàng", Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Phú Nhuận - bà Nguyễn Thiện Mỹ, cho biết.

Ngoài ra, đại diện công ty cũng khẳng định quyền lợi bảo hành, bảo trì những sản phẩm khách hàng đã mua vẫn được đảm bảo, bởi hãng sẽ chuyển giao trách nhiệm này cho bên mua.

Thương hiệu Arirang của Maseco gồm các sản phẩm như đầu karaoke kĩ thuật số, ampli, loa, TV… Trước khi xuất hiện công nghệ số, các sản phẩm của thương hiệu này rất nổi tiếng, đình đám và quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của Internet cùng nền tảng kĩ thuật số đã khiến thương hiệu giảm đi sức hút. Thấy được sự phát triển quá nhanh của thị trường, ông chủ Arirang đã tích cực chuyển đổi về công nghệ nhưng vẫn không hiệu quả.

Báo cáo trước cổ đông tại đại hội đầu năm 2019, lãnh đạo Maseco cho biết ngành kinh doanh điện tử có doanh số tiêu thụ sụt giảm nhiều nhất trong năm qua. Công ty đã nỗ lực duy trì vị thế thương hiệu trên thị trường, chuyển đổi công nghệ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cùng các dịch vụ khuyến mãi, hậu mãi, nhưng doanh thu vẫn sụt giảm.

Kết thúc năm 2018, tổng doanh thu của Maseco đạt 928 tỉ đồng, lỗ 164 tỉ, hàng tồn kho điện tử lên đến 175 tỉ đồng.

Ảnh chụp Màn hình 2019-08-17 lúc 13

Lỗ 6 tháng đầu năm 2019 của Maseco lên đến 34 tỉ đồng. (Đồ hoạ: Phúc Minh).

Nửa đầu năm 2019, doanh thu thuần của Maseco chỉ đạt 127 tỉ đồng, giảm đến 81% so với cùng kì 2018. Giá vốn bán hàng cao hơn doanh thu, cụ thể, giá vốn là 162 tỉ đồng, khiến lợi nhuận gộp của Maseco âm 34 tỉ, gấp đôi mức lỗ nửa đầu năm 2018.

Nửa đầu năm ngoái, doanh thu của hãng này lên đến 683 tỉ, nhưng mức lỗ trước thuế cũng 17 tỉ đồng. 

Giải thích nguyên nhân về khoản lỗ này, lãnh đạo Maseco cho biết chủ yếu do ngành hàng điện tử giảm sút sâu và chấm dứt hoạt động kinh doanh nông sản so với kì trước.

"Tình trạng tồn kho hàng điện tử giá trị cao, hàng hóa đã lạc hậu, lỗi mốt, lạc hậu kĩ thuật, lỗi thời và chậm luận chuyển do không còn phù hợp nhu cầu thị trường", lãnh đạo Maseco thẳng thắn nhìn nhận.

Năm nay, doanh nghiệp này quyết định đẩy mạnh bán hàng tồn kho điện tử, cắt lỗ để giảm thiểu thiệt hại tài chính và mong muốn chuyển nhượng cả thương hiệu Arirang. Doanh nghiệp đồng thời đẩy mạnh dịch vụ cho thuê nhà, bảng quảng cáo và đầu tư xây dựng showroom, làm đại lí xe du lịch tại TP HCM.

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.