Ông Nguyễn Bích Lâm: 'Kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều vào tổng cầu thế giới'

Ba tháng đầu năm nay đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 13,56% (là mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây ), đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung với 2,46 điểm phần trăm.

Kinh tế - xã hội nước ta 3 tháng đầu năm 2018 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới duy trì đà tăng trưởng ổn định nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu có dấu hiệu khởi sắc thì Trung Quốc lại đang giảm dần đà tăng trưởng.

ong nguyen bich lam kinh te nuoc ta phu thuoc rat nhieu vao tong cau the gioi
Vào sáng ngày 29/03/2018, tại trụ sở Tổng cục Thống kê đã diễn ra buổi Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2018. Ảnh: Hương Nguyễn

Trong ba tháng đầu năm tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2018 ước tính tăng 7,38% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của quý I trong 10 năm gần đây.

Trong mức tăng 7,38% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,05%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm.

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,70%, đóng góp 3,39 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,70%, đóng góp 2,75 điểm phần trăm.

Trong khu vực vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành nông nghiệp tăng 3,76% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng của quý I các năm 2011-2017, đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung, cho thấy xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong nội bộ ngành theo hướng đầu tư vào những sản phẩm có giá trị kinh tế cao đã mang lại hiệu quả; ngành lâm nghiệp tăng 5,03%, do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm.

ong nguyen bich lam kinh te nuoc ta phu thuoc rat nhieu vao tong cau the gioi
Trong khu vực vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành nông nghiệp tăng 3,76% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng của quý I các năm 2011-2017. Ảnh: Hương Nguyễn

Ngành thủy sản tăng 4,76%, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 8 năm trở lại đây , đóng góp 0,12 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 10,08% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 3,01 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Điểm sáng của khu vực này là sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 13,56% (là mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây ), đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung với 2,46 điểm phần trăm.

Ngành khai khoáng quý I năm nay đã đạt mức tăng trưởng dương với 0,40% sau hai năm liên tục giảm , đóng góp 0,03 điểm phần trăm do khai thác than, kim loại và khí đốt tăng so với cùng năm trước.

Ngành xây dựng 3 tháng đầu năm tăng 7,46%, thấp hơn so với tốc độ tăng 8,60% của cùng kỳ năm 2016 và 7,60% của cùng kỳ năm 2017, đóng góp 0,38 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 7,45% so với cùng kỳ năm trước, là ngành có đóng góp cao nhất vào mức tăng trưởng chung với 0,79 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống có mức tăng trưởng khá cao 7,60% so với mức tăng 6,03% của quý I/2017, đóng góp 0,32 điểm phần trăm, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,72%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 3,56%, đóng góp 0,22 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế quý I năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,34%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,26%.

Khu vực dịch vụ chiếm 43,77%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,63% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2017 là: 11,19%; 34,14%; 43,92%; 10,75%).

Xét về góc độ sử dụng GDP quý I, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,13% so với cùng kỳ năm 2017, đóng góp 5,04 điểm phần trăm vào mức tăng chung (trong đó tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư tăng 7,15%, đóng góp 4,65 điểm phần trăm).

Tích lũy tài sản tăng 6,46%, đóng góp 1,15 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ ở tình trạng xuất siêu làm tăng 1,19 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung.

Nhìn chung trong quý I năm 2018, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Sản xuất nông nghiệp phục hồi rõ nét. Môi trường và điều kiện kinh doanh tiếp tục cải thiện, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) liên tiếp được cải thiện trong những tháng đầu năm. Xuất khẩu và thu hút khách du lịch quốc tế tiếp tục tăng cao.

Các lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện và đạt kết quả nhất định, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong 3 tháng đầu năm nay vẫn còn một số hạn chế, bất cập: Tiến độ giải ngân vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đạt thấp. Chăn nuôi lợn vẫn gặp khó khăn, tình trạng rau, củ, quả dư thừa xảy ra tại một số địa phương. Tình hình an toàn giao thông, cháy, nổ xảy ra nhiều vụ nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Bích Lâm cũng khẳng định: “Kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều vào tổng cầu thế giới, năm 2018 có tổng mức bán lẻ, tổng tiêu dùng dân cư tăng, khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4.05% (tái cơ cấu trong nội bộ nông nghiệp cũng phát huy hiệu quả), muốn đạt được mục tiêu kinh tế là 6,7%, để đạt được phải cố găng rất nhiều và chính phủ đang tìm giải pháp“.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.