‘Phải áp ý chí của lãnh đạo lúc 'sinh tồn', nhưng khi phát triển thì không cần 'cái tôi' nữa’

Trong chương trình Cơ hội cho ai, trả lời câu hỏi: "Người thành công thường là những người có cái tôi lớn", ứng viên Thành Công thẳng thắn bày tỏ sự không đồng tình và cho rằng cái tôi của họ "gần như là không có", quá đề cao cái tôi sẽ khó đi cùng nhau.

Xuất hiện trước ống kính chương trình "Cơ hội cho ai" mùa 2, ứng viên Chu Thành Công (25 tuổi), có một CV tốt khi giữa đại dịch Covid-19 vẫn mang về doanh số "khủng" cho doanh nghiệp, từng là người đi bộ xuyên Việt với 0 đồng.

Trước câu hỏi: "Người thành công thường là những người có cái tôi lớn", ứng viên Thành Công thẳng thắn bày tỏ sự không đồng tình: "Những người thành công thường biết lắng nghe, thấu hiểu và tạo ra giá trị lớn cộng đồng nên cái tôi của họ gần như là không có".

Anh cũng cho rằng những người thành công thường biết qua sát mọi thứ, lắng nghe ý kiến của người khác hơn là chính mình và "quá đề cao cái tôi sẽ khó đi cùng nhau".

Chàng trai đi bộ xuyên Việt mạnh dạn nêu quan điểm: 'Cái tôi của người thành công gần như là không có' - Ảnh 1.

Ứng viên Chu Thành Công trong "Cơ hội cho ai". (Ảnh: Chụp màn hình).

Đối thủ của anh, Trần Quốc Thịnh, lại cho rằng cái tôi nên đặt vào người khác theo một hướng tích cực, sẽ có có hai trường hợp người thành công là người bảo thủ và người biết lắng nghe ý kiến người khác.

"Hai người này đều có cái tôi nhưng một người luôn cố chấp ý kiến cá nhân còn người kia lấy cái tôi của mình để đặt vào mọi người, đó là cái tôi tích cực", ứng viên Quốc Thịnh nói.

Cùng bày tỏ suy nghĩ về chủ đề này, sếp Lưu Nga (Công ty Thời trang Elise), kể rằng trước kia khi thành lập công ty bà là người có cái tôi vô cùng lớn. Bà cũng từng có câu nói: "Muốn sai thì làm sếp mà sai". Tuy nhiên hiện tại, bà tự đánh giá bản thân là một người có cái tôi rất thấp.

Ở Elise, thậm chí bà Nga còn khẳng định bản thân mình cũng có thể thay thế, và người đó phải tốt hơn chính bà.

Chàng trai đi bộ xuyên Việt mạnh dạn nêu quan điểm: 'Cái tôi của người thành công gần như là không có' - Ảnh 2.

Bà Lưu Nga, CEO Elise. (Ảnh: Cơ hội cho ai).

Cùng đồng cảm với quan điểm trên của bà Lưu Nga, sếp Đức Thuấn (CTCP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc) cũng cho rằng cái tôi nên đặt đúng thời điểm và giai đoạn. Ông cho biết luôn vạch ra những mục tiêu cụ thể cho từng doanh nghiệp của mình.

"Giai đoạn doanh nghiệp "sống sót" đúng là phải đưa cái tôi rất lớn vì ý tưởng, ý chí của người lãnh đạo phải thực thi. Tới những giai đoạn tiếp theo như chuẩn hóa hệ thống, tối ưu hóa thì cái tôi giảm dần. Tới việc xây dựng doanh nghiệp tự động hóa (không cần người lãnh đạo) thì không còn một chút cái tôi nào trong đó", ông Thuấn chia sẻ.

Ứng viên Quốc Thịnh cũng bổ sung rằng nếu muốn giúp ích cho con người và xã hội, quan điểm "anh" hay "tôi" sẽ không còn như vậy nữa mà là cái mong muốn, hiểu, đáp ứng sản phẩm của công ty đối với thị trường, khách hàng, đất nước, và mỗi người đều có ý tưởng khác nhau, độc đáo, cuối cùng phải đạt được mấu chốt khách hàng cần gì để từ đó phát triển.

Cuối cùng, chàng trai đi bộ xuyên Việt Thành Công đã kém may mắn hơn khi chỉ kém đối thủ của mình một lá phiếu bình chọn từ khán giả để vào vòng trong. Ngược lại, ứng viên Quốc Thịnh đã đi tiếp với chiến thắng suýt sao.

Quốc Thịnh là ứng viên trẻ, 24 tuổi nhưng đã có 4 năm làm trong các lĩnh vực thể thao, thương mại điện tử, bất động sản. Anh cũng là nhà sáng lập nhóm tuyển dụng trên mạng xã hội với hơn 40.000 thành viên.

Chàng trai đi bộ xuyên Việt mạnh dạn nêu quan điểm: 'Cái tôi của người thành công gần như là không có' - Ảnh 3.

Ứng viên Quốc Thịnh trong chương trình Cơ hội cho ai. (Ảnh: Chụp màn hình).

Ứng viên cũng có một CV "nhảy" việc khá hấp dẫn, từ năm 2017 đến nay anh thay đổi hết từ vị trí xây dựng dự án, quan hệ khách hàng, bán hàng... Tuy nhiên anh cho rằng việc nhảy việc nhiều là để trải nghiệm ngành nghề đa dạng và từ đó mới nhận ra những thiếu sót của mình.

Hiện Quốc Thịnh đang theo học chương trình MBM 4.0 (Tích lũy tín chỉ thạc sĩ quản trị kinh doanh dành cho người bận rộn) của Đại học FPT, đồng thời có ước mơ trở thành nhà quản trị, người điều hành trong tương lai.

Quốc Thịnh nhận thấy mình là người đa tài, mong muốn trở thành người sếp và nhiệt huyết cống hiến. Để đạt được ước mơ anh mong muốn tìm cho mình một người dẫn dắt với bước đi đầu là người quản trị tập sự.

Tuy đã được trao cơ hội thuyết phục các sếp bấm đèn "xanh" nhưng ứng viên chưa thể hiện tốt như các sếp mong muốn. Mặc dù vậy anh vẫn được sếp Quyền (Thắng Lợi Group) và sếp Thuấn trao cho cơ hội việc làm tại công ty của mình.

Chàng trai đi bộ xuyên Việt mạnh dạn nêu quan điểm: 'Cái tôi của người thành công gần như là không có' - Ảnh 4.

Ứng viên Quốc Thịnh được mời làm ở vị trí Trợ lí ban Giám Tổng đốc phụ trách tuyển dụng và đào tạo với mức chào lương 18.999.999 đồng ở doanh nghiệp của sếp Quyền. (Ảnh: Cơ hội cho ai).

Theo đó, ứng viên Quốc Thịnh được mời làm ở vị trí Trợ lí ban Giám Tổng đốc phụ trách tuyển dụng và đào tạo với mức chào lương 18.999.999 đồng ở doanh nghiệp của sếp Quyền.

Sếp Thuấn chào mời vị trí Chuyên viên Hành chính Nhân sự Khối kinh doanh, mức lương 22 triệu đồng. Ông cho biết bản thân mong muốn sử dụng người có những khả năng khác nhau.

Cuối cùng, ứng viên đã lựa chọn gia nhập Thắng Lợi Group. Ở đây, Quốc Thịnh sẽ được làm việc tại một trung tâm đào tạo về giáo dục và liên kết với các công ty khác trong hệ sinh thái Thắng Lợi Group và trực tiếp làm việc với sếp Quyền.

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.