Phận đời của hàng triệu thanh niên giao hàng Trung Quốc (Phần 1)

Tốt nghiệp đại học nhưng hàng triệu thanh niên Trung Quốc đang làm công việc giao hàng với mức lương thấp, thời gian lao động dài, không phúc lợi xã hội và tương lai bấp bênh.

Tuyết rơi dày đặc trong đêm cuối cùng của kì nghỉ lễ quốc khánh hồi đầu tháng 10 ở Bắc Kinh. Phần lớn hết quán xá và cửa hàng đã đóng. Chai Fengning vẫn điều khiển xe đạp điện màu đen trên các con phố cùng bộ đồng phục màu vàng và mũ bảo hiểm của Meituan – ứng dụng giao hàng lớn nhất Trung Quốc, theo SCMP.

Vốn có bằng đại học, Chai trở thành một tài xế giao đồ ăn toàn thời gian tháng 9, sau khi Covid-19 khiến anh mất công việc lễ tân khách sạn. Chàng trai 23 tuổi không thể trở về quê ở Cam Túc, tỉnh Tây Bắc cách Bắc Kinh hơn 1.200 km trong kì nghỉ 8 ngày Quốc khánh và Trung thu. Đây cũng là dịp các gia đình thường đoàn tụ. 

Không về quê, Chai ở lại thủ đô và làm việc. Là một thành viên trong "đội quân giao hàng" đang phát triển mạnh ở Trung Quốc, anh thường xuyên rong ruổi trên các con phố trên xe điện.

Phận đời của hàng triệu thanh niên giao hàng tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc (Phần 1) - Ảnh 1.

Hai tài xế của ứng dụng Meituan di chuyển trong trời mưa ở Bắc Kinh. (Ảnh: China Labour Bulletin)

Mảng giao hàng đã giúp thương mại điện tử phát triển mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho 1,4 tỉ dân Trung Quốc có đồ ăn và các hàng hóa thiết yếu khi đại dịch Covid-19 bùng nổ. Nó cũng là cứu cánh đối với những người lao động mất việc trong các ngành, nghề khác.

Mặc dù vậy, hàng triệu tài xế giao hàng, bao gồm Chai, vẫn thiếu chính sách bảo vệ quyền lợi người lao động. Thực tế ấy cho thấy những thách thức mới trong nền kinh tế đang dịch chuyển sang dịch vụ của Trung Quốc.

Một báo cáo mới của China Post và Express News cho thấy, hơn 75% trong số 65.000 tài xế giao hàng mà nhóm khảo sát tiếp cận đạt mức thu nhập dưới 5.000 nhân dân tệ (khoảng 747 USD) một tháng. Đa số họ không có bảo hiểm xã hội. 

50% tài xế tham gia khảo sát thừa nhận họ làm việt ít nhất 10 tiếng một ngày. Khoảng 60% số tài xế nói họ chỉ nghỉ  tối đa hai ngày mỗi tháng.

"Thực trạng ấy nên thay đổi. Với tư cách đối tác của ứng dụng giao hàng, các tài xế tạo nên giá trị khổng lồ cho lĩnh vực này nhưng quyền lợi của họ thấp và họ không hưởng các phúc lợi cơ bản. Đây cũng là lí do mọi người coi nó là công việc tạm thời", Zhao Xiaomin, một nhà đầu tư và nghiên cứu độc lập trong lĩnh vực logistics tại Trung Quốc, bình luận.

China Labour Bulletin lại nói về một vấn đề khác: Tài xế không có thù lao trong mùa dịch. Huang Lihui, một người tới từ Hà Bắc, làm việc cho Yunda Express tại Thượng Hải. Anh chưa bao giờ kì vọng công ty đóng bảo hiểm. 

"Bản thân tôi không quan tâm tới việc đóng bảo hiểm. Giao hàng là công việc giúp tôi kiếm tiền. Gia đình tôi không ở đây và tôi cũng không kế hoạch đưa họ đến đây nên không nghĩ nhiều về các phúc lợi xã hội", thanh niên 31 tuổi nói.

Mức tiêu dùng và du lịch trong kì nghỉ lễ dài 8 ngày đầu tháng 10 đã tăng vọt - bằng chứng cho sự phục hồi kinh tế trên diện rộng trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, các tài xế vẫn đang chịu những tác động của đại dịch - từ thất nghiệp đến giảm tiêu dùng - ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

9 tháng đầu năm, ngành chuyển phát Trung Quốc vận chuyển hơn 56 tỉ bưu kiện, tăng 28% so với cùng kì năm ngoái, theo số liệu mà Cục Bưu điện Nhà nước Trung Quốc công bố 2 tuần trước. Trung Quốc cũng sắp bước vào mùa lễ hội mua sắm trực tuyến lớn nhất trong năm là Ngày Độc thân (ngày 11/11).

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.