Phó Thủ tướng yêu cầu hạn chế giữ phương tiện giao thông vi phạm

Phó Thủ tướng yêu cầu, lực lượng chức năng cần phải rất hạn chế giữ phương tiện khi xử lý vi phạm hành chính; đối với các phương tiện đang bị tạm giữ, nếu có đủ điều kiện thì nhanh chóng thực hiện các thủ tục để trả lại cho người vi phạm hoặc chủ sở hữu.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về một số giải pháp tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong xử lý phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính.

Nội dung văn bản cho biết, mới đây, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về một số giải pháp tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong xử lý phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính.

Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Tiến Châu, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà, đại diện lãnh đạo Bộ Công an và Bộ Tài chính.

pho thu tuong yeu cau han che giu phuong tien giao thong vi pham
Ảnh minh họa. Nguồn: Zing.vn

Sau khi nghe Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp đề nghị của Bộ Tư pháp và một số bộ, ngành liên quan, ý kiến của lãnh đạo và đại diện lãnh đạo các cơ quan dự họp, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kết luận một số nội dung quan trọng.

Theo đó, Phó Thủ tướng kết luận, thời gian qua, số lượng các phương tiện giao thông đường bộ bị tạm giữ do vi phạm hành chính và tình trạng quá tải của các bãi trông giữ phương tiện vi phạm tại các địa phương ngày càng tăng lên, để kéo dài nhiều năm nay, chậm được xử lý, gây lãng phí lớn đối với tài sản của xã hội.

Thực trạng này đòi hỏi cấp bách phải tập trung chỉ đạo, có biện pháp giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật, và không để lặp lại.

Phó Thủ tướng yêu cầu, từ nay đến hết năm 2017, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải tập trung chỉ đạo quyết liệt để xử lý triệt để tình trạng nêu trên tại địa phương; khẩn trương tiến hành rà soát tổng thể, đánh giá, phân loại các phương tiện đang được quản lý tại các điểm trông giữ phương tiện vi phạm.

Trên cơ sở đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng các phương án xử lý phù hợp theo các hướng như sau:

Thứ nhất, đối với các phương tiện đang bị tạm giữ, nếu có đủ điều kiện (như đã xác minh được các tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi không nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính...) thì nhanh chóng thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để trả lại cho người vi phạm hoặc chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp.

Thứ hai, đối với các phương tiện thuộc diện bị tịch thu hoặc đã bị giữ quá lâu, tài sản mục nát không thể trả lại cho đương sự hoặc đã được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai theo đúng thời gian và theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính thì tiến hành các thủ tục để tịch thu sung vào ngân sách nhà nước và thực hiện việc bán đấu giá hoặc tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật;

Thứ ba, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu, áp dụng biện pháp giao lại cho người sử dụng quản lý, bảo quản phương tiện vi phạm với các điều kiện cụ thể phù họp với quy định của pháp luật.

"Để đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp thực hiện đồng thời, thống nhất trong việc khảo sát, xây dựng báo cáo, trình Chủ tịch UBND về kết quả tổng rà soát, tổng hợp đánh giá thực trạng, đề xuất xem xét, quyết định các biện pháp cụ thể để xử lý triệt để các phương tiện vi phạm bị tạm giữ tại các điểm trông giữ của địa phương," văn bản thông báo kết luận của Phó Thủ tướng nêu rõ.

Đáng chú ý, Phó Thủ tướng cũng kết luận, về cơ bản, lâu dài, trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, cơ quan chức năng phải quán triệt đầy đủ và thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính.

"Theo tinh thần của Luật xử lý vi phạm hành chính, cần phải rất hạn chế giữ phương tiện khi xử lý vi phạm hành chính.

Trong trường hợp đủ điều kiện và bắt buộc phải giữ phương tiện vi phạm để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì cần áp dụng triệt để quy định về việc giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ theo quy định tại khoản 10 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính," Phó Thủ tướng yêu cầu.

pho thu tuong yeu cau han che giu phuong tien giao thong vi pham Ai bồi thường thiệt hại vụ xe vi phạm ở bãi giữ công an bị cháy?

Vụ hỏa hoạn làm 320 xe máy tại bãi giữ phương tiện vi phạm của công an bị thiêu rụi nên người ra quyết định ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.