Phó Tổng GĐ điện lực: ‘Không ai muốn tăng giá điện, đây là việc bắt buộc phải làm’

Đó là chia sẻ của ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng GĐ điện lực trong buổi tọa đàm Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Điều chỉnh giá điện, nhìn từ nhiều phía” sáng 21/3, ông cho biết chúng tôi cũng không muốn tăng giá điện vì về nhà chúng tôi cũng phải trả tiền điện vì thế sẽ cố gắng điều hành hệ thống điện tối ưu hơn nữa để không gây sức ép tăng giá điện.

Tất cả khách hàng đều không ai muốn tăng giá điện, đây là việc bắt buộc phải làm, EVN chỉ cung cấp 40-50% điện hệ thống còn lại đi mua.

Theo ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng GĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, chúng tôi cũng không muốn tăng giá điện vì về nhà chúng tôi cũng phải trả tiền điện vì thế sẽ cố gắng điều hành hệ thống điện tối ưu hơn nữa để không gây sức ép tăng giá điện.

Hiện nay giá điện tại Việt Nam thấp hơn so với các nước trên thế giới, qua số liệu thu thập được trong 8 nước đông nam á, giá điện nước ta thấp hơn các nước trong khu vực, sau đợt  điều chỉnh năm 2019 mới bằng 66% của 8 nước Đông Nam Á (số liệu T6/2018).

Ông Tri thông tin, giá điện của nước ta hiện nay chỉ bằng 80% so với các nước, sau khi điều chỉnh giá điện bằng 91% so với 10 nước có GDP bình quân tương đương với Việt Nam.

Phó Tổng GĐ điện lực: ‘Không ai muốn tăng giá điện, đây là việc bắt buộc phải làm’ - Ảnh 1.

Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng GĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam. (Ảnh: Hương Nguyễn).

Đồng ý với ông Tri, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho hay, ban đầu ông khá băn khoăn về giá điện nhưng sau khi tìm hiểu, ngành điện đã đến lúc phải tăng giá, và có lẽ tâm lý của người dân và doanh nghiệp không ai mong muốn tăng, không riêng giá điện, giá xăng dầu cũng là mặt hàng không ai muốn tăng.

Giá điện tiến dần đến cơ chế thị trường, trước đây nhà nước bảo trợ nhưng giờ than, khí đầu vào cho sản xuất điện đã theo giá thị trường và các khoản tồn đọng đến giờ phải phân bổ dần dần.

Cũng theo ông Lực, đây là thời điểm tương đối thuận vì giá cả các mặt hàng trên thế giới như dầu, than về cơ bản được dự báo gần như không tăng tạo mặt bằng không quá lớn tác động đến lạm phát của Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc quyết định điều chỉnh giá điện rơi vào Quý I nên Chính phủ, các bộ ngành có thể chủ động hơn trong việc đưa ra các chính sách cho năm 2019 để tác động không quá lớn đến kinh tế vĩ mô.

Giải pháp hạn chế "té nước theo mưa"

Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện, phụ tải điện của Việt Nam thuộc top thế giới, trong khi tăng trưởng kinh tế có cải thiện, nhưng so với tăng phụ tải điện còn thấp, đây là thách thức.

Trước đó, tại buổi công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân và qui định giá bán điện, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho biết, khi đề xuất phương án tăng giá điện, Bộ Công thương đã phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá tác động của các phương án điều chỉnh đến CPI, GDP và PPI (chỉ số giá sản xuất).

Cụ thể, các phương án điều chỉnh giá điện làm tăng CPI từ 0,26% - 0,31%, tăng PPI từ 0,15% - 0,19% và làm giảm GDP từ 0,22% - 0,25%. Tuy nhiên, Bộ Công thương vẫn chưa đưa ra đánh giá tác động đối với các hộ tiêu dùng điện lớn và đời sống người dân.

Theo đó, khi tăng giá điện bán lẻ sẽ tăng từ 1.720 đồng lên khoảng 1.864,44 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).

Giá bán lẻ điện sinh hoạt vẫn chia theo 6 bậc thang, thấp nhất 1.678 đồng một kWh và cao nhất 2.927 đồng một kWh.

Cùng với giá bán lẻ điện sinh hoạt, giá bán buôn với hộ tiêu dùng, thấp nhất 1.646 đồng một kWh cho số điện từ 0 đến 50 kWh và cao nhất 2.871 đồng cho hộ dùng trên 400 kWh.

Cũng theo Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho biết, với việc điều chỉnh tăng thêm 8,36%, khách hàng là hộ gia đình sử dụng dưới 50kWh sẽ phải trả thêm khoảng 7.000 đồng; khách hàng sử dụng 50-100kWh sẽ phải trả thêm khoảng 14.000 đồng; từ 100-200kWh phải trả thêm 31.000 đồng; 200-300kWh phải trả thêm trung bình khoảng 53.000 đồng.

Tăng giá điện thu thêm hơn 20.000 tỉ đồng

Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng GĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho hay, việc tăng giá điện thu thêm hơn 20.000 tỉ đồng. Toàn bộ số tiền này chi trả cho các phần chi phí đầu vào tăng thêm gồm; than hơn 7.000 tỉ đồng, chênh lệch giá khí bao tiêu 6.000 tỉ đồng; chênh lệch tỉ giá ngoài EVN 3.825 tỉ đồng, EVN sẽ báo cáo Bộ Công Thương và ra quyết định với từng nhà máy được thanh toán bao nhiêu và đưa vào phụ lục thanh toán điện.

Số tiền 3.825 tỉ đồng này sẽ thanh toán ngay cho các nhà đầu tư trang trải chi phí, đáng lẽ phải trả cách đây 2 năm (năm 2017).

Kí bổ sung thanh toán cho các nhà đầu tư quyền tài nguyên nước, bổ sung vào hợp đồng mua bán điện và trình Bộ duyệt. Các chi phí dầu, chênh lệch mua điện tăng lên… cũng phải thanh toán bổ sung.

EVN gần như là người trung gian đi thu và trả cho các đối tác cung cấp than, khí, nhà máy điện bán cho EVN, thuế….

Giá điện tăng 8,36% ngay hôm nay, 20/3/2019 Giá điện tăng 8,36% ngay hôm nay, 20/3/2019 Tăng giá điện từ ngày 20/3/2019: EVN tăng thu 20.000 tỉ đồngTăng giá điện từ ngày 20/3/2019: EVN tăng thu 20.000 tỉ đồng
chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.