Tin tức
Tìm theo ngày
Thông tin quy hoạch An Giang mới nhất 2024

Thông tin quy hoạch An Giang mới nhất 2024

Quy hoạch An Giang thể hiện điều gì, mục tiêu và tầm nhìn quy hoạch, cách tra cứu quy hoạch An Giang ra sao,...là những nội dung chính sẽ được trình bày trong bài viết này.

Quy hoạch An Giang thể hiện thông tin gì?

Căn cứ Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch, thông tin quy hoạch An Giang sẽ thể hiện những nội dung sau:

Phạm vi quy hoạch

Phần lãnh thổ tỉnh An Giang với tổng diện tích tự nhiên là 3.536,7 km2.

- Phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia;

- Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang;

- Phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ;

- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

Có tọa độ địa lý: từ 10°20’07” đến 10°34’23” vĩ độ Bắc và 104°47’20” đến 105°35’10” kinh độ Đông.

Quy mô quy hoạch thành phố An Giang

Thành phố An Giang gồm có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 156 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 21 phường, 19 thị trấn và 116 xã được chia thành 879 khóm - ấp.

Dựa vào quy định các đơn vị hành chính nêu trên mà tỉnh An Giang sẽ triển khai quy hoạch cụ thể như sau:

- Tại 1 thị xã: Tỉnh An Giang sẽ triển khai quy hoạch ở thị xã Tân Châu.

- Tại 2 thành phố: Tỉnh An Giang sẽ triển khai quy hoạch ở thành phố Long Xuyên và Châu Đốc.

- Tại 8 huyện: Tỉnh An Giang sẽ triển khai quy hoạch ở huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Trí Tôn.

Nội dung quy hoạch tỉnh An Giang

Nội dung Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017 và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NQ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh An Giang;

- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn;

- Đánh giá về việc thực hiện Quy hoạch thời kỳ trước;

- Xây dựng quan điểm, xác định mục tiêu và lựa chọn các phương án phát triển, phương án Quy hoạch, phương hướng phát triển các ngành quan trọng và phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Các nội dung được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh An Giang được nghiên cứu đề xuất đảm bảo cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn địa phương, xuất phát từ nhu cầu phát triển, yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật. Các nội dung đề xuất tập trung làm rõ các phương án phát triển không gian kinh tế - xã hội các thành phố, thị xã, huyện và các vùng đặc trưng, phương án phát triển các ngành, lĩnh vực có thế mạnh, đặc thù của tỉnh An Giang.

Mục tiêu quy hoạch An Giang

Việc nghiên cứu lập quy hoạch tỉnh An Giang phải đạt được các mục tiêu sau:

- Nhằm cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn;

- Để xác định các quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu phát triển mới của tỉnh An Giang và các phương án phát triển các vùng huyện, liên huyện đáp ứng cao nhất nhu cầu giao thương, hợp tác, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế; danh mục các dự án đầu tư quan trọng, đề xuất các giải pháp lớn và nguồn lực thực hiện quy hoạch theo các kịch bản khác nhau.

- Làm cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và huy động các nguồn lực phát triển bền vững kinh tế - xã hội - môi trường; là căn cứ quan trọng để tỉnh An Giang lập các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn; các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành; loại bỏ các quy hoạch chồng chéo cản trở đầu tư phát triển, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cộng đồng và người dân đầu tư, kinh doanh, sinh sống, làm việc và việc giám sát, đánh giá thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được phê duyệt.

Phương pháp lập quy hoạch tỉnh An Giang

Yêu cầu về phương pháp lập quy hoạch:

Quy hoạch được lập dựa trên phương pháp tiếp cận hệ thống, tổng hợp, đa chiều, đa lĩnh vực, đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, tính phù hợp, tính thực tiễn và ứng dụng công nghệ hiện đại.

Các phương pháp lập quy hoạch:

- Phương pháp tích hợp quy hoạch;

- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu;

- Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp;

- Phương pháp thực chứng, ứng dụng các bài học thực tiễn;

- Phương pháp mô hình hoá;

- Phương pháp xây dựng kịch bản phát triển;

- Phương pháp chồng lớp, đối chiếu bản đồ ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS);

- Phương pháp điều tra xã hội học;

- Phương pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng, các bên liên quan;

- Phương pháp chuyên gia;

- Sử dụng công cụ hỗ trợ lập quy hoạch (Bộ công cụ này bao gồm hệ thống cơ sở dữ liệu và công cụ phân tích. Bộ công cụ này có thể được tích hợp thông qua các cổng thông tin cơ sở dữ liệu quy hoạch được xây dựng phục vụ quá trình lập quy hoạch).