Tags

Quy hoạch giao thông tỉnh Lâm Đồng

Tìm theo ngày
Thông tin quy hoạch giao thông tỉnh Lâm Đồng mới nhất

Thông tin quy hoạch giao thông tỉnh Lâm Đồng mới nhất

Cập nhật các thông liên quan về quy hoạch giao thông tỉnh Lâm Đồng với 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh và 10 huyện với 142 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 111 xã, 18 phường và 13 thị trấn.

Giới thiệu sơ lược về tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam, đồng thời là tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Nằm trên 3 cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên - Di Linh - Bảo Lộc (tên cũ là B'Lao) với độ cao 1500 mét so với mực nước biển, Lâm Đồng là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế.

Đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam.

Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, chính vì vậy khí hậu Lâm Đồng được chia làm 2 mùa riêng biệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4

Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ bắc và 107˚45’ kinh độ đông. Cụ thể:

- Phía đông bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa

- Phía đông giáp với tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp Đắk Nông

- Phía tây nam giáp hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước

- Phía nam và đông nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.

Bên cạnh đó, các điểm cực của tỉnh Lâm Đồng như sau:

- Phía bắc tỉnh là dãy núi Yang Bông có đỉnh cao 1749m

- Phía nam hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang, trên đó có thành phố Đà Lạt ở độ cao 1475m

- Phía đông và nam tỉnh có cao nguyên Di Linh cao 1010m

- Phía tây nam tỉnh có cao nguyên Bảo Lộc cao từ 900m đến 1100m

Tuy thuộc vùng Tây Nguyên nhưng Lâm Đồng vẫn có những liên kết nhất định với vùng Nam Bộ ở một vài lĩnh vực, điển hình như về mặt quân sự, Lâm Đồng được xếp vào Quân khu 7 (quân khu Đông Nam Bộ mở rộng).

Ngoài ra, nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, Lâm Đồng có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thủy điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng.

Thông tin quy hoạch giao thông tỉnh Lâm Đồng

Theo đó, những nội dung liên quan đến các khu vực quy hoạch giao thông tỉnh Lâm Đồng tại 2 thành phố trực thuộc tỉnh và 10 huyện trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

Gồm, 3 thành phố là:

- Quy hoạch giao thông tại thành phố Đà Lạt với 12 phường và 4 xã

- Quy hoạch giao thông thành phố Bảo Lộc với 6 phường và 5 xã

Tại 10 huyện:

- Quy hoạch giao thông huyện Bảo Lâm (1 thị trấn, 13 xã)

- Quy hoạch giao thông huyện Cát Tiên (2 thị trấn, 7 xã)

- Quy hoạch giao thông huyện Di Linh (1 thị trấn, 18 xã)

- Quy hoạch giao thông huyện Đạ Huoai (2 thị trấn, 7 xã)

- Quy hoạch giao thông huyện Đạ Tẻh (1 thị trấn, 8 xã)

- Quy hoạch giao thông huyện Đam Rông (8 xã)

- Quy hoạch giao thông huyện Đơn Dương (2 thị trấn, 8 xã)

- Quy hoạch giao thông huyện Đức Trọng (1 thị trấn, 14 xã)

- Quy hoạch giao thông huyện Lạc Dương (1 thị trấn, 5 xã)

- Quy hoạch giao thông huyện Lâm Hà (2 thị trấn, 14 xã)

Bên cạnh đó, quy hoạch giao thông tỉnh Lâm Đồng cũng sẽ cung cấp những thông tin đáng chú ý sau đây:

- Thông tin quy hoạch giao thông tỉnh Lâm Đồng thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2050.

- Ký hiệu giao thông trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

- Hình ảnh mô tả khu đất được thể hiện trên bản đồ Google vệ tinh.

Mục đích quy hoạch giao thông tỉnh Lâm Đồng

Về quy hoạch giao thông, ngày 28/06/2016 UBND Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 1155/QĐ-TTg về phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.

Về giao thông, xác định khung giao thông, các công trình đầu mối giao thông toàn vùng tỉnh, nối kết giữa các đô thị và các khu vực đầu tư trọng điểm trong tỉnh, nối kết vùng với đầu mối giao thông quốc gia (sân bay, đường sắt...).

Đề xuất quy mô và tuyến các trục hành lang giao thông quốc tế, quốc gia, giao thông nội tỉnh để tăng hiệu quả khai thác các quỹ đất mới tại các vùng huyện, kết nối khu kinh tế, khu công nghiệp với các trung tâm đô thị của tỉnh.

Đề xuất phát triển hệ thống giao thông gắn kết vùng với các vùng lân cận, vùng quốc gia, quốc tế trên cơ sở các tuyến giao thông chính như:

- Quốc lộ 20, 55, 27, 28

- Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương

- Đường Trường Sơn Đông

- Đường cao tốc Liên Khương - Prenn

- Ga Đà Lạt, sân bay Liên Khương

Đồng thời các giải pháp kết nối nội vùng phù hợp với mô hình phát triển vùng tỉnh Lâm Đồng. Đề xuất mạng lưới giao thông đối ngoại bao gồm đường bộ, đường hàng không, đường sắt, ga trung chuyển.

Trên đây là những thông tin mới nhất về quy hoạch giao thông tỉnh Lâm Đồng, bạn đọc có thể tham khảo để biết chính xác thông tin quy hoạch ở các thành phố và huyện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.