Tin tức
Tìm theo ngày
Thông tin quy hoạch Ninh Thuận mới nhất 2024

Thông tin quy hoạch Ninh Thuận mới nhất 2024

Quy hoạch Ninh Thuận thể hiện điều gì, mục tiêu và tầm nhìn quy hoạch, cách tra cứu quy hoạch Ninh Thuận ra sao,...là những nội dung chính sẽ được trình bày trong bài viết này.

Quy hoạch Ninh Thuận thể hiện thông tin gì?

Theo Quyết định số 501/QĐ-TTg, thông tin quy hoạch Ninh Thuận sẽ thể hiện những nội dung sau:

Phạm vi quy hoạch

Phần lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận đất liền là 3.358 km2, được giới hạn như sau:

- Phía Bắc: Giáp tỉnh Khánh Hòa;

- Phía Đông: Giáp Biển Đông;

- Phía Nam: Giáp tỉnh Bình Thuận;

- Phía Tây: Giáp tỉnh Lâm Đồng;

Phần không gian biển: Được xác định trên cơ sở Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012; Nghị định số 51/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ; Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Quy mô quy hoạch thành phố Ninh Thuận

Thành phố Ninh Thuận có 1 thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và 6 huyện gồm: Ninh Sơn, Ninh Phước, Bác Ái, Thuận Bắc, Thuận Nam, Ninh Hải.

Dựa vào quy định các đơn vị hành chính nêu trên mà tỉnh Ninh Thuận sẽ triển khai quy hoạch cụ thể như sau:

- Tại 1 thành phố, tỉnh Ninh Thuận sẽ triển khai quy hoạch ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

- Tại 6 huyện gồm: Ninh Sơn, Ninh Phước, Bác Ái, Thuận Bắc, Thuận Nam, Ninh Hải.

Nội dung quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

Nội dung chủ yếu của Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện theo các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh Ninh Thuận.

2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn.

3. Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển tỉnh.

4. Phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh.

5. Lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội.

6. Quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch, bao gồm:

- Phương án quy hoạch hệ thống đô thị;

- Phương án phát triển mạng lưới giao thông;

- Phương án phát triển mạng lưới cấp điện;

- Phương án phát triển mạng lưới viễn thông;

- Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước;

- Phương án phát triển các khu xử lý chất thải;

- Phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội.

7. Lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.

8. Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện.

9. Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

10. Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng, tài nguyên trên địa bàn tỉnh.

11. Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

12. Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.

13. Danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện.

14. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.

15. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch tỉnh.

Mục tiêu quy hoạch Ninh Thuận

- Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận là cơ sở để cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng duyên hải Nam Trung Bộ ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Quy hoạch tỉnh làm cơ sở để xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận là một trong những công cụ quản lý nhà nước của tỉnh giúp hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát triển, đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch quốc gia với quy hoạch vùng duyên hải Nam Trung Bộ và quy hoạch tỉnh làm cơ sở lập quy hoạch xây dựng các vùng huyện và liên huyện, quy hoạch đô thị và nông thôn và các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành có liên quan; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

- Quy hoạch tỉnh là cơ sở để quản lý và thu hút đầu tư, đẩy nhanh các khâu đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng; đồng thời loại bỏ các quy hoạch chồng chéo cản trở đầu tư phát triển trên địa bàn; cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai minh bạch, công bằng trong huy động, tiếp cận cũng như phát huy tối đa các nguồn lực trong hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội - môi trường.

Phương pháp lập quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

Yêu cầu về phương pháp lập quy hoạch:

Quy hoạch được lập dựa trên phương pháp tiếp cận hệ thống, tổng hợp, đa chiều, đa lĩnh vực, đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, tính phù hợp, tính thực tiễn và ứng dụng công nghệ hiện đại.

Các phương pháp lập quy hoạch:

Sử dụng các phương pháp lập quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và có độ tin cậy cao, cụ thể:

- Phương pháp tích hợp quy hoạch;

- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu;

- Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp;

- Phương pháp thực chứng, ứng dụng các bài học thực tiễn;

- Phương pháp mô hình hóa;

- Phương pháp xây dựng kịch bản phát triển;

- Phương pháp chồng lớp, đối chiếu bản đồ ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS);

- Phương pháp điều tra xã hội học;

- Phương pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng, các bên liên quan;

- Phương pháp chuyên gia;

- Sử dụng công cụ hỗ trợ lập quy hoạch (Bộ công cụ này bao gồm hệ thống cơ sở dữ liệu và công cụ phân tích. Bộ công cụ này có thể được tích hợp thông qua các cổng thông tin cơ sở dữ liệu quy hoạch được xây dựng phục vụ quá trình lập quy hoạch).

Ngoài ra, bạn đọc có thể xem thêm những thông tin chi tiết và nắm được những nội dung liên quan đến các vấn đề Quy hoạch Ninh Thuận tại chuyên mục Quy hoạch.