Tin tức
Tìm theo ngày
Quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang mới nhất

Quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang mới nhất

Thông tin quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang rất được nhiều người dân và doanh nghiệp quan tâm. Cùng tìm hiểu nội dung quy hoạch sử dụng đất dưới đây để biết chính xác các khu vực quy hoạch trên địa bàn tỉnh An Giang.

Thông tin quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang gồm những gì?

An Giang là một tỉnh nằm về phía Tây Nam thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long, tiếp giáp với tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ (Việt Nam); còn phía bắc giáp với hai tỉnh Kandal và Takéo (Campuchia).

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Long Xuyên, cách trung tâm TP HCM khoảng 231 km.

Tỉnh An Giang có diện tích 3.536,7 km2, đứng thứ 4 so với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Tỉnh An Giang hiện nay có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 7 huyện. Cụ thể gồm: Thành phố Long Xuyên và Châu Đốc; thị xã Tân Châu và Tịnh Biên; huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân và Thoại Sơn.

Trong thông tin quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang sẽ có những nội dung đáng chú ý sau đây:

- Quy hoạch sử dụng đất nêu rõ vị trí, diện tích, thời gian sử dụng khu đất theo kế hoạch.

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang.

- Hình ảnh mô tả khu đất và ký hiệu các loại đất.

- Ngoài ra, còn có thông tin các dự án nằm trong quy hoạch sử dụng đất.

Vai trò của quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang

- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.

- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

- Dân chủ và công khai.

- Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố.

- Tạo ra tính thiết thực, tính khả thi cho quy hoạch sử dụng đất, càng phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội.

- Làm căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất đai hàng năm, thực hiện việc giao đất, thu hồi đất theo quy định của Pháp luật.

- Giúp UBND khu vực đưa ra những giải pháp tối ưu cho các chiến lược phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với tiềm năng đất đai.

- Hạn chế sự chồng chéo và chuyển đổi mục đích tùy tiện trong quản lý sử dụng đất đai.

- Góp phần tạo lập sự ổn định, sự minh bạch, công bằng xã hội trong hoạt động giao đất, cho thuê đất, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người sử dụng đất.

Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang

Mục tiêu tổng quát:

- Xây dựng An Giang có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đạt mức khá trong Vùng.

- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo dục và đào tạo, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân.

- Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển nhất là với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động với công nghệ tiên tiến, hiện đại, dựa trên phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo năng suất lao động xã hội cao. Đầu tư phát triển các chương trình, đề án, dự án mang tính đột phá, có trọng tâm, trọng điểm.

Xây dựng và phát triển mạng lưới đô thị bao gồm: Thành phố Long Xuyên; thị xã Châu Đốc; thị xã Tân Châu; 16 thị trấn bao gồm: Phú Mỹ, Chợ Mới, Mỹ Luông, Núi Sập, Ba Thê, Tri Tôn, Nhà Bàng, An Phú, An Châu, Cái Dầu, Tịnh Biên, Long Bình, Vĩnh Xương, Cồn Tiên, Bình Hoà, Vĩnh Bình; hình thành 8 thị trấn từ các đô thị đang hình thành: Kênh Đào (Châu Phú), Cô Tô (Tri Tôn), Cồn Tiên (An Phú), Hòa Lạc (Phú Tân), Bình Hòa, Cần Đăng, Vĩnh Bình, (trên trục ĐT 941 Châu Thành) và An Hảo (Khu du lịch Núi Cấm - Tịnh Biên).

Phát triển nông thôn, miền núi và biên giới: Tăng cường chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn; phát triển thị trường nông thôn và các thị trường có tiềm năng lợi thế; xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bố trí quy hoạch phát triển các tiểu vùng nông nghiệp trong tỉnh.

Tiểu vùng 1: Gồm 4 huyện cù lao, thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú, huyện Châu Thành, thành phố Long Xuyên và huyện Thoại Sơn;

Tiểu vùng 2: Gồm thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú, huyện Châu Thành, huyện Thoại Sơn, huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên;

Tiểu vùng 3: Phần còn lại của 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, gồm phần lớn đất đồng bằng và ruộng chân núi.

Đầu tư các nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu, xay xát và chế biến lương thực đặt tại các khu, cụm công nghiệp của các huyện Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới và thành phố Long Xuyên. Đầu tư các nhà máy chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản, đồ hộp tại các khu, cụm công nghiệp của các huyện Châu Phú, Chợ Mới và thành phố Long Xuyên.