Chỉ cần vào trang tìm kiếm của Google, rồi gõ từ khóa về rượu thì hàng loạt trang kinh doanh rượu online hiện ra ngay lập tức.
Đủ các loại rượu mạnh ngoại nhập và rượu trong nước. Hầu hết là các cá nhân, cửa hàng kinh doanh bán lẻ rượu. Đầy đủ cả hình ảnh, giá bán với lời giới thiệu đi kèm và số điện thoại để liên lạc.
Bấm số điện thoại trên các trang này, luôn có người nghe máy và sẵn sàng đưa hàng đến tận nơi cho khách. Trong vòng 10 km thì không tính phí vận chuyển.
Hỏi nguồn gốc xuất xứ, nhất là với rượu Tây nhập khẩu tất cả đều nói là hàng xách tay, hoặc nhập chính hãng từ nước ngoài về; nguồn hàng đáng tin cậy, thật 100%, yên tâm, không lo hàng giả, hàng kém chất lượng, không ưng hay phát hiện hàng không chuẩn có thể đổi trả.
Trong số đó, nhiều trang mạng không có địa chỉ cửa hàng, khi muốn đến tận nơi xem hàng sẽ bị thoái thác vì chỉ bán hàng online.
Hoạt động kinh doanh rượu, có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet, bị cấm từ 1/11/2017, theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP |
Khi được hỏi, có biết quy định cấm bán rượu từ 15 độ trở lên trên mạng Internet không? Đa số tỏ thái độ ngu ngơ, không biết gì và cho rằng bao nhiêu năm nay vẫn kinh doanh như vậy, có làm sao đâu.
Ông Shivam Misra, Tổng giám đốc Công ty Diageo Việt Nam, DN phân phối nhiều sản phẩm rượu mạnh tại Việt Nam, cho biết, theo quy định, hành vi kinh doanh rượu có độ cồn 15 độ trở lên bị cấm từ 1/11/2017, và DN này hoàn toàn tuân thủ.
Vậy nhưng nhiều cửa hàng nhỏ, các cá nhân tự kinh doanh lại không thực hiện quy định này.
Trên thị trường có rất nhiều loại rượu nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả, kém chất lượng, còn người tiêu dùng không biết làm thế nào để tìm mua những sản phẩm chính hãng. Các DN không biết làm thế nào để thông tin đến khách hàng.
Nhiều tổ chức cá nhân bán rượu trên mạng Internet tràn làn đang khiến Nhà nước thất thu thuế và người tiêu dùng thiệt thòi khi mua phải sản phẩm không rõ nguồn gốc.
Bà Đặng Thanh Vân, Công ty Pernod Ricar Việt Nam, cho rằng, trong khi công ty thực hiện nghiêm túc quy định không đưa sản phẩm lên trang web, thì những cửa hàng và cá nhân khác vẫn bán các loại rượu giống như DN này phân phối trên mạng, như chưa hề có quy định bị cấm.
Nhiều trang thương mại điện tử còn đưa đầy đủ hình ảnh sản phẩm, giá bán, phương thức thanh toán,... như vậy là phạm pháp, nhưng không hề bị xử lý.
Không chỉ các DN kinh doanh rượu ngoại than thở mà các DN sản xuất kinh doanh rượu của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Thức Hoài (Quảng Yên, Quảng Ninh) phản ánh, do bị cấm quảng cáo và bán rượu trên mạng Internet nên DN phải gỡ bỏ thông tin trên trang web, khiến khách hàng không tìm hiểu được sản phẩm của công ty.
Người tiêu dùng uống phải rượu mua trên thị trường không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe (ảnh minh họa) |
Theo quy định, trang web chỉ được đăng tải thông tin về địa chỉ và giới thiệu hình ảnh về DN, không được đưa hình ảnh và giá cả sản phẩm rượu.
DN này đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, cho được sử dụng trang web với mục đích để giới thiệu sản phẩm có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh thiệt hại cho cả khách hàng lẫn nhà sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu và Nước giải khát Việt Nam, cho rằng, việc cấm bán rượu trên mạng Inertnet được tất cả mọi người, từ cá nhân đến DN, tuân thủ nghiêm túc thì không có gì để nói.
Tuy nhiên, quy định này lại chỉ cấm các DN có pháp nhân rõ ràng và thực hiện đúng pháp luật, còn hàng loạt cơ sở, cá nhân khác vẫn ngó lơ.
Điều này gây thiệt thòi cho các DN làm ăn chân chính và là kẽ hở để các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả hàng lậu, hàng kém chất lượng tung hoành.
“Tôi cho rằng, quy định trên đến nay thiếu tính khả thi”, ông Việt nhận xét.
Trước những ý kiến cho rằng giá rượu chính hãng đang cao hơn nhiều so với giá bán bên ngoài, ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết, cùng một sản phẩm rượu nhưng tại châu Âu có giá bán cao hơn tại các nước châu Á tới 30%.
“Chúng tôi phát hiện, người ta đã loại bỏ khâu xử lý tạp chất, là công đoạn có chi phí khá tốn kém, để giảm giá thành” - ông Cường lo ngại.
Tuy nhiên, ông Shivam Misra khẳng định, các sản phẩm rượu được phân phối chính hãng có tiêu chuẩn như nhau trên toàn cầu. Giá rẻ hơn và uống đau đầu thì đó không phải là hàng thật.
Theo các cơ quan chức năng, công tác quản lý hoạt động quảng cáo và bán rượu trên mạng Internet đang gặp khó khăn do thiếu nguồn nhân lực và kỹ thuật.
Còn những trang kinh doanh trên mạng, chủ yếu là của các cá nhân, nên công tác xử lý không dễ dàng.
Việc không có đội ngũ chuyên trách kiểm tra, xử lý hoạt động kinh doanh, quảng cáo rượu trên mạng Internet và không có chế tài xử phạt đủ mạnh cũng khiến tình trạng này vẫn tràn lan, bất chấp pháp luật.
Đồ dùng học tập Việt Nam 'lên ngôi', hàng Trung Quốc 'thất sủng' trước thềm năm học mới
Chỉ còn hơn một tuần nữa sẽ đến ngày khai giảng năm học mới, hiện tại các bậc phụ huynh đang tấp nập mua sắm ... |
Na bở bỗng dưng thành hàng hiếm, hoa lạ Trung Quốc 33 triệu đồng/bông tranh nhau mua
Trong tuần qua, trên thị trường, giá cả nhiều mặt hàng biến động lạ. Khác với mọi năm, giá na, nhất là na bở "bỗng ... |
Hộp chuối chín dần đều gây trang cãi của siêu thị Hàn Quốc
Ý tưởng bán hộp 6 quả chuối chín dần theo màu vỏ của E-mart vừa được khen là thiên tài nhưng cũng bị chê là ... |
Người tiêu dùng trước 'cơn sốt' giá thịt lợn
Thịt lợn trong bữa ăn của nhiều gia đình đã phải giảm lại. Nguyên nhân là tại các chợ, giá thịt lợn đã ở mức ... |