Sài Gòn - Dầu Giây: Đoạn đường sắt đầu tiên ở VN

Tuyến đường sắt này nối thủ phủ Nam kì - Sài Gòn với Hà Nội - thủ phủ Bắc kì, mà đoạn đầu tiên có ý nghĩa thực nghiệm, đồng thời cũng phục vụ cho nhu cầu chuyên chở, đó là tuyến đường sắt Sài Gòn - Dầu Giây...

Người đã cùng tôi vào lục lọi ở Thư viện Khoa học xã hội trên đường Lý Tự Trọng (quận 1, TP HCM) vào năm 1997, để tìm được cuốn tư liệu quý của ông Arnaud de Vogué, có tựa đề Công ty SHIP ra đời như thế đó (1905 - 1939), là một cử nhân lịch sử của Trường đại học Tổng hợp Huế (nay là Trường đại học Khoa học Huế - thuộc Đại học Huế) tên là Trần Luyến.

Ông Luyến hiện có nhà ở TT Dầu Giây, nhưng công tác ở Ban Thi đua khen thưởng thuộc UBND tỉnh Đồng Nai tại TP Biên Hòa. Còn ông Arnaud de Vogué, tác giả của cuốn sách mà chúng tôi sao lưu được, sống cách đây gần cả thế kỉ, là con trai của bá tước Robert de Vogué. Sách được xuất bản theo chương trình thuộc Hội Ái hữu những nhà trồng tỉa cao su cũ - Nhà in S.Gourci - tựa sách của Gerard de Laboulaye.

Đồn điền Suzannah

Tuyến đường sắt này nối thủ phủ Nam kỳ - Sài Gòn với Hà Nội - thủ phủ Bắc kỳ, mà đoạn đầu tiên có ý nghĩa thực nghiệm, đồng thời cũng là phục vụ cho nhu cầu chuyên chở công nhân và mủ cao su đến cảng Sài Gòn hoặc mía, cam, đó là tuyến đường sắt Sài Gòn - Dầu Giây.


Ở lời mào đầu cuốn sách, ông Arnaud de Vogué cho biết, khởi sự của cây cao su ở VN là việc lập ra đồn điền cao su Suzannah năm 1897, lấy theo tên thánh con gái của ông Cazeau, Chủ tịch hội đồng của Công ty SHIP, là cô Suzannah Cazeau. Đồn điền này nay thuộc địa bàn TT Dầu Giây (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) và hiện hữu vẫn còn trên 10 cây cao su được trồng từ hơn trăm năm trước, được Tổng công ty cao su Đồng Nai hàng chục năm qua gìn giữ, bảo tồn.

Theo tư liệu kể trên, sau khi đồn điền cao su Suzannah lập được 2 năm, vào năm 1899 tại Paris, Toàn quyền Paul Doumer và chính phủ Pháp đã kí quyết định đầu tư dự án đường sắt xuyên Đông Dương dài 1.600 km. Tuyến đường sắt này nối thủ phủ Nam kì - Sài Gòn với Hà Nội - thủ phủ Bắc kì, mà đoạn đầu tiên có ý nghĩa thực nghiệm, đồng thời cũng là phục vụ cho nhu cầu chuyên chở công nhân và mủ cao su đến cảng Sài Gòn hoặc mía, cam, đó là tuyến đường sắt Sài Gòn - Dầu Giây.

Sài Gòn - Dầu Giây: Đoạn đường sắt đầu tiên ở VN - Ảnh 1.

Vườn cao su bảo tồn được trồng hơn trăm năm trước của đồn điền Suzannah, nay thuộc Nông trường Dầu Giây, thuộc huyện Thống Nhất, Đồng Nai.

Arnaud de Vogué viết: “Năm 1899, Paul Doumer đã phê chuẩn ở Paris chương trình đường sắt quan trọng mà phần chủ yếu là lập con đường sắt dự định nối Sài Gòn - Hà Nội. Tuyến đường sắt dài quãng 1.600 km, phần lớn chạy dọc bờ biển. Việc xây dựng dự kiến thực hiện cùng lúc ở hai đầu mút Sài Gòn và Hà Nội, và cũng tương tự trong phần nối giữa Huế và Đà Nẵng”.

Tuyến đường sắt được khởi công xây dựng ở Sài Gòn, theo bản đồ dự án, uốn lượn phía đông bắc về hướng Biên Hòa, sau đó từ vùng nội địa đi thẳng ra bờ biển Phan Thiết. Những công việc đầu tiên bắt đầu từ năm 1901. Nhưng rồi việc điều hành với nhịp độ chậm chạp, đứt quãng lâu dài trước tiên bởi cuộc đại chiến 1914 - 1918, tiếp đó là cuộc khủng hoảng tài chính năm 1920.

“Để xây dựng đoạn đường sắt đầu tiên phía nam, việc khởi đầu khá khó khăn. Từ những ki lô mét đầu tiên, phải nhập hai cây cầu, tác phẩm nghệ thuật quan trọng lần lượt bắc qua hai con sông Sài Gòn và Đồng Nai. Hãng EIFFEL thực hiện những “phần tử kim loại” chở từ Pháp qua bằng đường biển, đó là các cây cầu Bình Lợi và Biên Hòa đi cặp quốc lộ 1 và bắc qua đường sắt” (cầu đường sắt Bình Lợi vẫn giữ nguyên tên cũ, còn cây cầu bắc qua sông Đồng Nai thuộc địa phận Biên Hòa chính là cầu Ghềnh, đã bị một chiếc sà lan tông sập vào ngày 20/3/2016).

Sài Gòn - Dầu Giây: Đoạn đường sắt đầu tiên ở VN - Ảnh 2.

Một gốc cao su cổ thụ hơn trăm năm tuổi được trồng ở đồn điền Suzannah còn sót lại.

“Qua Biên Hòa, vách đường sắt đâm sâu vào rừng rậm. Vì mất thời gian vượt sông, vào năm 1904 công trường mới có thể tiến hành nhanh hơn qua các vùng đất đã dọn quang vật chướng ngại. Nhân sự phụ trách của hãng thầu và các kĩ sư công chánh sớm nhận thấy ở đâu đó từ Trảng Bom về phía Bàu Cá, rừng thay đổi quang cảnh. Thảm rừng dày đặc hơn, tán lá xanh hơn, cây cối dong dỏng cao hơn. Người ta đi vào vùng đất đỏ có xuất xứ từ đá núi lửa phân hủy, lớp đất sâu tơi xốp, giàu lân, phủ lớp lá rừng sum suê nhưng có thể gây nhiễm sốt rét nặng.

Cách Sài Gòn chừng 70 km, đường sắt gặp làng Dầu Giây, điểm quần cư Việt Nam nhỏ bé có số dân cư ít nhiều bị sốt rét, họ sống bằng săn bắn hoặc từ số ít lương thực trồng tỉa được”, Arnaud de Vogué mô tả.

Tìm thấy... “Đà Lạt”!

Cũng theo tư liệu, vào thời ấy, nhận thấy có mạch nước dồi dào và trong xanh từ một con suối nhỏ, các kĩ sư người Pháp đã huy động công nhân đào một con mương lớn để khai thông, giữa những bờ tre tự nhiên phía bên kia tuyến đường sắt sẽ đi qua. Vùng phụ cận này có vài vạt rừng thưa. Như vậy, đối chiếu với những gì trong cuốn sách của Arnaud de Vogué, nếu bây giờ chúng ta có đến phạm vi của Khu du lịch Suối Tre ngày nay có diện tích khoảng 70 ha, thì vẫn còn thấy hiện diện dòng suối ấy và một con đập đã được xây dựng từ những năm của thập niên 80 của thế kỉ 20, để dẫn nước tưới tiêu cho các khoảnh vườn cây ăn trái trong vùng.

“Sau vẻ đơn điệu vì băng qua rừng rậm nhiệt đới, quang cảnh gần bên phô bày nét quyến rũ nào đó, và đó chính là điều không chậm trễ khiến vài đốc công của công trường đường sắt đôi khi tháp tùng những người chỉ đạo công chánh hay các thành viên nhân sự đường sắt đến picnic ngày chủ nhật với gia đình”, ở đoạn này, Arnaud de Vogué diễn tả với “không khí” có vẻ vui tươi, bởi sau khi đoạn đường sắt này làm xong, một “Đà Lạt của miền Đông” đã dần “lộ diện” trong con mắt của người Pháp.

Trong ký ức của Arnaud de Vogué, những ngày cuối tuần ở Sài Gòn hóa ra đã không còn hấp dẫn những ông chủ đồn điền, những người Pháp thực hiện tuyến đường sắt Sài Gòn - Dầu Giây, các doanh nhân và một số sĩ quan người Pháp. Họ, bằng con đường sắt mới mở, vào mỗi cuối tuần lại kiếm cớ du hí về vùng đất bazan miền Đông, như một nơi để thỏa thích những ý tưởng giải trí. Và rất nhiều ngôi biệt thự đã mọc lên ở Suối Tre, nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, thậm chí có khi còn rất lạnh vào những đêm khuya, chẳng khác nào thời tiết ở cao nguyên Lâm Viên, vào tất cả bốn mùa. Và thế là ý tưởng về những cuộc dã ngoại bắt đầu...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.