Động thái trên diễn ra sau khi Garuda đã hủy đơn hàng mua 49 chiếc Boeing 737 MAX 8 từ nhà sản xuất Boeing của Mỹ sau 2 vụ tai nạn máy bay thảm khốc liên quan dòng máy bay này xảy ra trong vòng 6 tháng.
Garuda giải thích việc hủy đơn hàng là do hành khách đã mất tin tưởng đối với sự an toàn của loại máy bay này.
Giám đốc kỹ thuật của PT Garuda Wayan Susena cho hay hãng chế tạo máy bay Pháp sẽ giao số máy bay đặt mua trong đơn hàng nói trên trong vòng 20 năm tới, bắt đầu từ năm nay.
Ba máy bay đã được lên lịch chuyển giao cho Indonesia từ tháng 9 đến tháng 12 năm nay. Số máy bay này sẽ được đưa vào khai thác các tuyến bay quốc tế.
Mẫu máy bay Airbus A330-900 Neo.
Ngày 10/3 vừa qua, chiếc máy bay Boeing 737 MAX 8 của hãng hàng không Ethiopian Airlines thực hiện chuyến bay số hiệu ET 302 đã bị rơi sau khi vừa cất cánh 6 phút, khiến toàn bộ 149 hành khách và 8 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Trước đó, ngày 29/10/2018, cũng một chiếc máy bay Boeing 737 MAX của hãng hàng không Lion Air của Indonesia lao xuống biển chỉ vài phút sau khi cất cánh khiến toàn bộ 189 người trên máy bay thiệt mạng.
Các chuyên gia phát hiện hai vụ tai nạn trên có nhiều điểm tương đồng và điều này làm dấy lên hoài nghi về quy trình cấp phép sử dụng cho dòng máy bay 737 MAX.
Loại máy bay này được đưa vào sử dụng từ tháng 5/2017 để cạnh tranh với dòng máy bay A320 Neo của Airbus.
Sau hai vụ tai nạn thảm khốc trên, Bộ Giao thông Indonesia đã cấm máy bay Boeing 737 MAX 8 hoạt động trên không phận nước này.
PT Garuda Indonesia hiện đang sở hữu một chiếc máy bay loại này. Trong khi đó, Lion Air đang tìm cách đổi đơn đặt hàng các máy bay Boeing 737 MAX 8, 9 và 10 trị giá 22 tỷ USD sang các loại máy bay khác của Boeing.