Sẽ không đổi máy bay bị bỏ rơi ở Nội Bài lấy suất dưỡng lão hay bánh kẹo

Ông Đinh Việt Thắng - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, khẳng định như vậy sau khi có đề nghị đổi chiếc máy bay Boeing 727-200 - thuộc 1 hãng hàng không nước ngoài bỏ rơi ở sân bay Nội Bài từ năm 2007 - lấy bánh kẹo hay suất dưỡng lão.
 - Ảnh 1.

Chiếc Boeing B727-200 bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài đã bị nhà chức trách hàng không Campuchia xóa quốc tịch đăng ký từ nhiều năm trước. (Ảnh: BẰNG GIANG)

Theo Cục Hàng không, chiếc máy bay Boeing 727-200 vốn thuộc hãng hàng không Royal Khmer Airlines (RKA). Máy bay quốc tịch Campuchia.

Chiếc máy bay này từng khai thác tuyến Hà Nội - Siem Reap từ ngày 5/3/2007. Do bị sự cố, chiếc máy bay đã đỗ lại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) từ ngày 1/5/2007 đến nay.

Cục Hàng không đã nhiều lần thông báo cho nước chủ nhà về hiện trạng chiếc máy bay và yêu cầu di dời khỏi sân bay Nội Bài, thanh toán phí lưu đỗ nhưng không nhận được hồi đáp. Còn nhà chức trách Campuchia cho biết đã xóa đăng ký quốc tịch của chiếc máy bay này.

Đến cuối năm 2012, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản gửi nhà chức trách Campuchia thông báo về quyết định thanh , di dời chiếc máy bay Boeing 727-200 của Royal Khmer Airlines đỗ tại sân bay Nội Bài.

Do máy bay vẫn đỗ tại Nội Bài nên Cảng hàng không quốc tế Nội Bài phải duy trì bảo vệ và đảm bảo an ninh như các trường hợp tàu bay đỗ lại vì do kỹ thuật.

Tổng số tiền dịch vụ do Cảng hàng không Nội Bài tính toán cho việc lưu đỗ chiếc máy bay bị bỏ rơi ở Nội Bài tính đến ngày 23/4/2018 đã lên lên tới hơn 832.000USD (hơn 19 tỉ đồng) gồm 753.800USD ( hơn 17 tỉ đồng) là tiền dịch vụ đậu sân bay và 8.900USD (khoảng 1,8 tỉ đồng) tiền dịch vụ bảo vệ máy bay.

Do chiếc máy bay bị bỏ rơi chiếm dụng chỗ đậu lâu ngày, ảnh hưởng việc khai thác nên từ ngày 24/4/2018 Cảng hàng không Nội Bài đã di chuyển máy bay khỏi khu vực sân đỗ với chi phí hơn 480 triệu đồng.

Theo Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng, Cục Hàng không từng thuê đơn vị định giá tài sản với chiếc máy bay Boeing 727-200 bị bỏ rơi theo quy định của Luật quản , sử dụng tài sản công.

Tuy nhiên do không có đủ hồ sơ, tài liệu. Máy bay lại thuộc đời "cổ" không được sử dụng phổ biến trên thế giới nên đơn vị định giá không thể đưa ra được mức giá chính xác mà chỉ ước tính giá không chính thức của máy bay khoảng 1,7 tỉ đồng.

Còn việc thuê tư vấn nước ngoài định giá thì Cục Hàng không chưa tính đến vì giá thuê định giá thậm chí có thể lớn hơn số tiền bán được máy bay qua đấu giá.

Vì vậy, đến thời điểm này, Cục Hàng không Việt Nam vẫn không có cơ sở để đưa ra giá khởi điểm cho việc tổ chức bán đấu giá chiếc Boeing 727-200.

 - Ảnh 2.

Chiếc máy bay bị sự cố phải bỏ lại sân bay Nội Bài từ năm 2007 tới nay đã hư hỏng, xuống cấp nhiều bộ phận. (Ảnh: BẰNG GIANG)

Trong nhiều năm qua, đã có nhiều cơ quan, tổ chức xin sử dụng chiếc Boeing 727-200 bị bỏ rơi tại Nội Bài như:

- Bộ Công an đề nghị sử dụng máy bay để làm phương tiện diễn tập chống khủng bố

- Học viện Hàng không Việt Nam xin máy bay làm giáo cụ học tập, thực hành

- Tổng công ty Cảng hàng không đề nghị sử dụng máy bay cho công tác diễn tập phòng cháy chữa cháy và diễn tập an ninh, an toàn hàng không tại sân bay Nội Bài…

Gần đây, một doanh nghiệp đã gửi văn bản tới Cục Hàng không đề xuất đổi chiếc máy bay lấy bánh, kẹo, rượu, bia trị giá 3 tỉ đồng, doanh nghiệp cho biết mục đích mang máy bay về để làm khu vui chơi giải trí.

Tuần qua, một viện dưỡng lão đề nghị đổi 3 suất dưỡng lão trong 12 năm với giá trị tương đương 3,8 tỉ đồng lấy chiếc máy bay bị bỏ rơi làm phương tiện cho người cao tuổi trải nghiệm.

Ông Đinh Việt Thắng cho rằng các đề xuất đổi máy bay không phải là mới nhưng không phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy quan điểm của Cục Hàng không là sẽ có không có chuyện đổi chác chiếc máy bay. Việc xử chiếc máy bay bị bỏ rơi phải theo quy định của pháp luật.

Được biết để xử lí chiếc máy bay bị bỏ quên, Cục đã báo cáo cấp có thẩm quyền 2 phương án: đấu giá tàu bay hoặc giao cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).

Tuy nhiên, để bán đấu giá phải thuê một đơn vị định giá độc lập nhưng Nhà nước không giao ngân sách cho Cục Hàng không thực hiện công việc này.

Trường hợp đánh giá được tài sản là một tàu bay ở trong tình trạng vẫn còn hoạt động, đáp ứng đủ điều kiện khai thác, Cục Hàng không có thể tham khảo ý kiến của các hãng hàng không, các vụ việc tương tự trên thế giới (nếu có) khi bán đấu giá tàu bay để làm cơ sở phê duyệt, thống nhất giá khởi điểm.

Còn trường hợp máy bay đã xuống cấp trầm trọng, hỏng hóc nặng không thể phục hồi thì tại Việt Nam chưa có tiền lệ. Do đó, Cục Hàng không nhận thấy không đủ cơ sở và sẽ thiếu thuyết phục trong quá trình phê duyệt giá khởi điểm của tài sản mà bên định giá đưa ra.

Với phương án giao ACV sử dụng chiếc máy bay, Cục Hàng không cho rằng ACV hiện là chủ nợ của khoản chi phí dịch vụ sân đỗ và tiền bảo vệ với chiếc Boeing 727-200 bị bỏ rơi. Vì vậy, ACV được ưu tiên trong danh sách chủ nợ được thanh toán. Việc giao máy bay cho ACV - doanh nghiệp đang quản lí, khai thác 21 sân bay - làm mô hình huấn luyện, diễn tập hàng năm sẽ ý nghĩa lớn.

chọn
ĐHĐCĐ Khang Điền: Tự tin về khả năng trả nợ trái phiếu, dự án hợp tác với Keppel Land có thể kinh doanh từ cuối năm
Lãnh đạo Khang Điền cho biết tự tin về khả năng trả nợ 1.100 tỷ đồng trái phiếu nhờ quỹ tiền mặt dồi dào, nguồn thu từ dự án The Priva và KCN Lê Minh Xuân mở rộng triển khai trong thời gian tới. Năm nay, lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp sẽ đến từ dự án The Privia.