Singapore lên kế hoạch mở lại du lịch quốc tế an toàn như thế nào?

Là một quốc gia nhỏ không có thị trường du lịch hàng không nội địa, Singapore “không thể ngồi chờ một liều vắc xin” để vực dậy ngành hàng không. Đảo quốc sư tử này đang nỗ lực thiết lập khu vực "bong bóng du lịch" với các quốc gia kiểm soát tốt dịch Covid-19.
Singapore lên kế hoạch mở lại du lịch quốc tế an toàn như thế nào? - Ảnh 1.

Singapore đang nỗ lực thiết lập khu vực "bong bóng du lịch" với các quốc gia kiểm soát tốt dịch Covid-19. (Ảnh: Forbes).

Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC hôm 12/10, ông Ong Ye Kung, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải của Singapore đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra "bong bóng du lịch" với các "quốc gia an toàn" để vực dậy lĩnh vực hàng không bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

Ông thừa nhận rằng việc phát triển vắc xin là rất quan trọng để khôi phục việc di chuyển về mức trước Covid-19, nhưng câu hỏi đặt ra là khi nào mới có vắc xin và hiệu quả của nó ra sao.

Singapore lên kế hoạch mở lại du lịch quốc tế an toàn như thế nào? - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải của Singapore, Ong Ye Kung, cho rằng chúng ta cần phải bắt đầu làm điều gì đó và phải có các bước hành động. (Ảnh: Theindependent).

"Điểm mấu chốt là chúng ta không thể ngồi chờ cho đến khi có vắc xin. Ngành công nghiệp hàng không thực sự quan trọng đối với rất nhiều nền kinh tế, đặc biệt là một nền kinh tế nhỏ như Singapore. Chúng ta cần phải bắt đầu làm điều gì đó và phải có các bước hành động", Ong chia sẻ với CNBC.

Singapore đã thiết lập các thỏa thuận song phương với một số quốc gia để cho phép các chuyến bay chở doanh nhân đi công tác và làm việc bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia.

Ong cho rằng, mặc dù những thỏa thuận "làn đường xanh đối ứng" giúp cho các giao dịch kinh doanh thiết yếu được diễn ra, chúng vẫn "khá hạn chế" vì cần phải có giấy phép để đi lại bằng đường hàng không, cũng như yêu cầu một qui trình kiểm tra nghiêm ngặt và giới hạn một số hành trình. Điều này khó có thể giúp vực dậy lĩnh vực hàng không của Singapore.

Ông nói thêm rằng Singapore đang làm việc để thiết lập "bong bóng du lịch" với các quốc gia đã kiểm soát tốt dịch Covid-19.

"Và thực tế là chúng ta có thể mở cửa một cách an toàn vì có những quốc gia, khu vực, đã kiểm soát tốt được dịch bệnh và việc xét nghiệm không còn là một hạn chế nữa", Ong nói.

"Bong bóng du lịch" sẽ hoạt động như thế nào?

Bộ trưởng từ chối tiết lộ các quốc gia mà Singapore đang đàm phán để thiết lập khu vực "bong bóng du lịch" này. Tuy nhiên, ông cho biết Trung Quốc, Việt Nam và Brunei sẽ là những quốc gia mà Singapore đang lên kế hoạch thiết lập.

Ong cho biết những quốc gia như vậy chiếm khoảng 42% lượng hành khách hàng không của Singapore thời kì trước đại dịch Covid-19.

Sân bay Changi của Singapore, một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới thời kì trước khi virus corona bùng phát, hiện tại phục vụ chỉ 1,5% lượng hành khách thường lệ, ông nói thêm.

Ông giải thích rằng các quốc gia được coi là "an toàn" có nghĩa là người dân từ các quốc gia đó có thể không phải xin phép đi lại trong khu vực "bong bóng du lịch", nhưng vẫn được kiểm tra khi đến nơi để đề phòng, ông nói.

Bộ trưởng cũng nêu ra ba biện pháp như sau.

Đầu tiên là biện pháp kiểm tra thường xuyên. Điều này có nghĩa là khách du lịch sẽ được kiểm tra trước khi khởi hành, sau khi đến nơi và cả trong những ngày cụ thể trong suốt chuyến du lịch của họ.

Biện pháp thứ hai là kiểm soát các địa điểm mà du khách đến thăm quan.

Cuối cùng là theo dõi chặt chẽ để nhanh chóng xác định những người có thể bị nhiễm bệnh.

Với các biện pháp này, du khách có thể đi du lịch, công tác, thăm thân hoặc cho bất kì lí do nào," Ong nói.

Ngày 12/10, Singapore và Indonesia đã chính thức đồng ý thiết lập "làn đường xanh đối ứng" cho các hoạt động kinh doanh thiết yếu và du lịch giữa hai quốc gia.

Theo đó, hai nước sẽ tiếp nhận các đơn đăng kí từ ngày 26/10 và các công dân Indonesia và Singapore có đủ điều kiện có thể được phép đi lại giữa hai quốc gia ngay sau đó.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.