Ngày 24/4, toàn thể sinh viên K64 năm cuối và sinh viên K65, K66, K67 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã chen chân nhau để tiếp cận với các đơn vị tuyển dụng trong Ngày hội việc làm năm 2018.
Tại đây, hơn 550 vị trí việc làm đã được các đơn vị tuyển dụng đăng ký tuyển dụng.
27 đơn vị tuyển dụng nhân sự trực tiếp là các trường từ bậc mầm non, tiểu học, THCS đến THPT; các trường đào tạo song ngữ và các công ty hoạt động trong lĩnh lực giáo dục, khoa học, công nghệ.
Tại đây, các đơn vị tuyển dụng đã giới thiệu về mình và trực tiếp tiếp cận với các sinh viên để phỏng vấn, tuyển dụng. Để có thể lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng, sinh viên phải đáp ứng được các tiêu chí đưa ra như: tác phong, giọng nói, kỹ năng giao tiếp, kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc.
Cùng với đó là cả những tiêu chí khác như thái độ nghiêm túc, cầu tiến, đam mê công việc, mức độ phù hợp với văn hóa tổ chức.
Một số đơn vị cũng đưa ra các tiêu chuẩn như: kỹ năng xử lý tình huống, sự tự tin, đạo đức nghề nghiệp, tính trung thực và thậm chí động cơ ứng tuyển và cả ngoại hình.
Rất đông sinh viên sư phạm cũng chen chúc xếp hàng dài để tìm kiếm cơ hội cho tương lai của mình.
Ngày hội việc làm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội được tổ chức nhằm tăng cường liên kết giữa trường với các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng nhân lực tốt nghiệp hệ sư phạm và ngoài sư phạm của trường. Đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên của trường tìm hiểu các nhu cầu, yêu cầu tuyển dụng và tiếp cận được các cơ hội việc làm phù hợp.
Đại diện một trường học liên cấp đến “săn” giáo viên chia sẻ: “Chúng tôi xác định tuyển khoảng hơn 20 chỉ tiêu, ưu tiên hàng đầu với những sinh viên có kỹ năng sống, trình độ ngoại ngữ, tin học. Chúng tôi thực sự rất mong muốn tiếp nhận những bạn sinh viên không chỉ giỏi mà cần có sự nhiệt tình, đam mê, năng động và tâm huyết cao với nghề nghiệp”.
Vị này cho hay, thực tế hiện nay nhiều sinh viên sư phạm sau khi được tuyển về, trường vẫn phải bồi dưỡng thêm. Trường này cũng thường mở các lớp tập huấn, dạy kỹ năng như quản lý học sinh cho các giáo viên trẻ.
“Thường sinh viên mới ra trường sẽ rất yếu khâu quản lý học sinh, thậm chí nhiều khi mới chỉ chú trọng đến chuyên môn, nghĩ rằng cứ học giỏi chuyên môn tốt là được nhưng khi về các trường, đặc biệt là THPT, các bạn cần có khả năng và biết quản lý, hiểu tâm lý của học sinh.
Tức ngoài dạy kiến thức, các bạn còn phải biết chỉ bảo học sinh về đạo đức và nắm bắt, hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh. Do đó chúng tôi cũng mong các trường sư phạm khi đào tạo chú trọng đến chuyên môn nhưng cũng cần chú ý thêm đến các kỹ năng ứng xử tình huống, nắm bắt tâm lý của sinh viên. Để làm sao khi ra trường các em có thể tự tin, năng động hơn và làm việc được ngay”, vị này nói
Thông tin tuyển sinh 2018 (24/4): 77 trường THPT ưu tiên xét tuyển thẳng vào ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh
77 trường THPT chuyên ưu tiên xét tuyển thẳng vào ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, ngày 19/5 Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ công ... |
Hoa khôi Học viện Ngoại giao: 12 nữ sinh 'đọ sắc' trước vòng chung kết
Cuộc thi Hoa khôi Học viện Ngoại giao đang bước đến những chặng đường cuối cùng. Điểm mặt qua top 12 cô gái xuất sắc ... |
Thông tin tuyển sinh 2018 (23/4): Thí sinh được mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi
Thí sinh được mang máy ghi âm và ghi hình vào phòng thi, cẩm nang chọn lớp đầu cấp cho con phụ huynh nên biết, ... |