Sinh viên trường Báo và những bài tập cuối kỳ 'chất phát ngất'

Vượt qua khỏi ranh giới của bài tập nặng nề lý thuyết, những sản phẩm kết thúc môn học của sinh viên trường Báo khiến nhiều người phải trầm trồ vì quá ấn tượng. 
sinh vien truong bao va nhung bai tap cuoi ky chat phat ngat Học sinh Việt Nam đang phải giải bài tập Toán quá nhiều
sinh vien truong bao va nhung bai tap cuoi ky chat phat ngat Bé gái bị cô giáo dạy thêm đánh tím người vì không làm bài tập về nhà
sinh vien truong bao va nhung bai tap cuoi ky chat phat ngat Trường học phải xin lỗi vì ra bài tập 'viết thư tuyệt mệnh' cho học sinh

Nhắc đến bài tập kết thúc môn, chắc hẳn phần đồng sinh viên sẽ lắc đầu ngao ngán vì nặng nề tính lý thuyết, không thực tiễn, học thuộc lòng, điểm số thì "trên trời dưới bể"… Thế nhưng ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, có những bài tập kết thúc môn lại khiến cho cả giảng viên và sinh viên hào hứng, mong chờ. Những sự kiện, chương trình, sản phẩm truyền thông được chính sinh viên thực hiện đã để lại dấu ấn tốt đẹp, ít nhiều trở thành "đặc sản" của trường Báo.

Xúc động với triển lãm ảnh "Chuyện của cha"

Ngọc Anh, cô sinh viên đến từ lớp Báo in K34A1 (Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã chia sẻ câu chuyện về quá trình thực hiện bài tập cho môn học Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông. Bài tập của nhóm là sáng tạo một sản phẩm truyền thông qua ảnh, thế nên nhóm đã thực hiện Triển lãm ảnh, lấy tên là Chuyện của Cha.

Theo đó, triển lãm diễn ra tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, gồm 2 phần chính: Câu chuyện và khoảnh khắc. Triển lãm trưng bày những bức ảnh ghi lại hai câu chuyện đặc biệt, cảm động về tình cha. Ngoài ra cũng giới thiệu đến người xem những khoảnh khắc vui vẻ, tình cảm giữa cha và con trong đời sống thường ngày và một số bức ảnh ấn tượng của thí sinh tham gia cuộc thi ảnh.

sinh vien truong bao va nhung bai tap cuoi ky chat phat ngat
Thư mời tham dự triển lãm
sinh vien truong bao va nhung bai tap cuoi ky chat phat ngat
Thành viên BTC chụp ảnh lưu niệm tại triển lãm

Ngọc Anh cho biết, những chuyến đi thực tế, tác nghiệp đã để lại ấn tượng sâu sắc cho các thành viên nhóm, ấn tượng nhất là kỉ niệm thực hiện bộ ảnh về câu chuyện của cha con bé Chiển tại Viện Bỏng Quốc Gia - nơi bé Chiển chuẩn bị thực hiện phẫu thuật. Từ nhỏ, bé Chiển đã kém may mắn so với những đứa trẻ khác khi mang một khối u lớn trên mặt. Với hy vọng mong manh có thể khiến con gái được bình thường trở lại, cha của Chiển đã đưa bé xuống Hà Nội, chờ đợi từng ngày để con được phẫu thuật.

Hoàn cảnh khó khăn, mỗi ngày hai cha con đều chia nhau ăn một suất cơm hộp, có ngày chỉ ăn mì tôm. Khối u lớn trên mặt gây ảnh hưởng khiến một bên mắt của Chiển bị hỏng nên bé rất ngại ngùng khi tiếp xúc với người lạ. Dù mang một mặc cảm lớn trên khuôn mặt và trong cả tâm hồn non nớt, nhưng bằng tình yêu thương của cha và niềm hy vọng chưa bao giờ bị dập tắt, Chiển vẫn giống như một chiến binh bé nhỏ mà kiên cường, chịu đựng nhiều đau đớn nhưng vẫn không gục ngã trước số phận.

sinh vien truong bao va nhung bai tap cuoi ky chat phat ngat
sinh vien truong bao va nhung bai tap cuoi ky chat phat ngat
Câu chuyện về bé Chiển được triễn lãm tại Chuyện của cha

Hay như kỉ niệm trước ngày diễn ra triển lãm, nhóm phải dựng sân khấu và chuẩn bị không gian, khung ảnh nhưng lúc backdrop chương trình được chuyển tới thì lại trông nhỏ quá. Lúc đó đã là 9 giờ tối, không nơi nào còn nhận in nữa vì hôm sau đã là chủ nhật và nhóm cũng không thể làm kịp khung để dựng. Cuối cùng, nhóm đã quyết định không thay đổi, bố trí thêm các cảnh vật xung quanh để giảm độ loãng và may mắn là sau khi hoàn thành, sân khấu, backdrop và khung ảnh đều rất vừa vặn với không gian triển lãm.

"Công việc đầu tiên khi lập nên một dự án truyền thông chính là bắt đầu tìm kiếm nhà tài trợ. Dù đã có kinh nghiệm từ việc tham gia công tác đối ngoại ở nhiều hoạt động của trường nhưng khi thực hiện chính dự án của mình, chúng mình gặp phải tương đối nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với việc trình bày dự án bằng chính tâm huyết và năng lực, nhóm đã xin được 10 triệu đồng từ các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Thêm vào đó, chúng mình cũng liên hệ được với một số cơ quan báo chí đưa tin để quảng bá sự kiện.

sinh vien truong bao va nhung bai tap cuoi ky chat phat ngat
Rất đông sinh viên đã đến tham quan triển lãm

Ban đầu khi làm sự kiện, chúng mình không thể ngờ nó có thể có sức lan tỏa như vậy. Thành quả lớn nhất chúng mình nhận được chính là những bài học mới khi áp dụng lý thuyết được học vào với thực tế làm việc. Với nhóm, mọi thứ khi tự triển khai một dự án truyền thông đều hết sức mới mẻ. Nhưng chỉ cần nhẫn nại tìm tòi, dần dần sẽ tự tìm ra được hướng đi phù hợp, từ việc xin tài trợ, xây dựng nội dung triển lãm, triển khai nội dung, chạy fanpage…", Ngọc Anh chia sẻ thêm.

Độc đáo với sự kiện văn hóa "Bản lề - Chuyện giao thoa"

Nhóm các bạn sinh viên Quan hệ công chúng K34 đã thực hiện bài tập cuối kì của môn Tổ chức sự kiện bằng một sự kiện văn hóa đặc biệt mang tên "Bản lề - Chuyện giao thoa", thu hút sự quan tâm tham gia của nhiều bạn trẻ ở Hà Nội.

Theo lời chia sẻ của đại diện BTC, sự kiện nhằm tái hiện lại toàn cảnh đất nước, con người Việt Nam thời kỳ chuyển giao từ năm 1990 - 2000. Đó là khoảng thời gian ghi dấu nhiều cột mốc quan trọng và những bước chuyển biến đáng ghi nhận của đất nước và mỗi con người khi đã trải qua thời kỳ này.

sinh vien truong bao va nhung bai tap cuoi ky chat phat ngat
sinh vien truong bao va nhung bai tap cuoi ky chat phat ngat
Bộ nhận diện truyền thông của sự kiện

Trong sự kiện văn hóa thú vị này đã diễn ra triển lãm tương tác Thư viện ký ức "Vật kể chuyện thập niên 90" và tọa đàm âm nhạc tương tác "Mùa ta đã yêu". Trong đó triển lãm "Vật kể chuyện thập niên 90" có sự đóng góp của chính những người đã trải qua những năm tháng 1990 - 2000 thông qua chiến dịch "Thư viện ký ức" đã được phát động từ trước đó vài tháng.

Vì vậy, những món đồ xuất hiện trong triển lãm chính là những kỷ vật, những câu chuyện vô cùng chân thật và tái hiện rõ nét, thú vị về thời kỳ 1990 – 2000 qua lời kể của các nhân vật chia sẻ với chương trình. Đến với Triển lãm, người tham dự như được quay ngược bánh xe thời gian trở lại quá khứ cùng các gian hàng, các trò chơi, những món ăn… đặc trưng của những năm 1990 - 2000.

sinh vien truong bao va nhung bai tap cuoi ky chat phat ngat
sinh vien truong bao va nhung bai tap cuoi ky chat phat ngat
Không gian đặc biệt khiến các bạn trẻ thích thú

"Thực chất để hoàn thiện sự kiện là một thử thách rất lớn với chúng mình. Trọn vẹn 5 tháng làm việc liên tục và vô cùng vất vả, chúng mình mới có thể có những giây phút thực sự hạnh phúc khi đón nhận sự hưởng ứng không ngờ từ mọi người. Có lẽ với chủ đề 10 năm chuyển giao đất nước 1990 - 2000 đã là thử thách đầu tiên khi phải tìm về những đồ vật tưởng chừng dễ kiếm mà nó cũng không tìm được nhiều như chúng mình tưởng tượng. Chúng mình phải đi gặp trực tiếp từng người, lắng nghe câu chuyện của họ và xin lại món đồ gắn liền với câu chuyện của họ.

Để đảm bảo chương trình được tổ chức tại Hanoi ROck City, chúng mình đã phải thay đổi địa điểm tổ chức đúng 2 đầu Hà Nội và đảm bảo rất nhiều rủi ro được hạn chế vì địa điểm khá xa với trung tâm, chính vì vậy việc tổ chức được thử thách tăng lên gấp bội.

0 lần cãi nhau nội bộ - 1 tuần thu gom – 1,5 giờ dọn dẹp - 3 ngày thức trắng - 5 tháng chuẩn bị - 6 giờ set up - 7 truyền hình - Hơn 15 cộng tác viên - 17 con người - 20 báo chí - 24 tiếng chạy chương trình không ngừng nghỉ - 26 tiếng team thức trắng - Hơn 400 người tham dự - Ti tỉ lời yêu thương. Và bọn mình chạy hoàn toàn bằng tiền cá nhân 17 bạn BTC, chắc chỉ có HaNoi ROck City miễn phí địa điểm và Nami Media hỗ trợ âm thanh", Trần Xương đại diện BTC chia sẻ về "Bản lề - Chuyện giao thoa"

Thích thú với sự kiện “NGƯNG – Aodai Fashion Show”

“NGƯNG – Aodai Fashion Show” là sự kiện mà nhóm các bạn sinh viên đến từ lớp Quan hệ công chúng K33 thực hiện cho bài tập cuối kì của bộ môn Tổ chức sự kiện của mình.

“NGƯNG” – Aodai Fashion Show diễn ra với nhiều hoạt động bao gồm triển lãm ảnh “Áo dài qua các thời kì”, trình diễn thời trang Áo dài hiện đại. Đặc biệt, show diễn có sự góp mặt của ba nhà thiết kế nổi tiếng: Hoa hậu Việt Nam 2010 Ngọc Hân – người đăng quang vương miện sắc đẹp và thể hiện tài năng trong thiết kế trang phục cho phụ nữ, Nhà thiết kế Diego Cortizas – người ngoại quốc mở ra thương hiệu Chula quen thuộc và cuối cùng là Nhà thiết kế Nguyễn Thị Huệ Hữu – người gây dựng nên chuỗi cửa hàng áo dài thêu tay Hữu Là La.

sinh vien truong bao va nhung bai tap cuoi ky chat phat ngat
sinh vien truong bao va nhung bai tap cuoi ky chat phat ngat
Một khu photobooth thực sự đã thu hút được phần lớn sinh viên trong và ngoài trường

Theo BTC chia sẻ, sự kiện từ lúc lên kế hoạch đến lúc bắt đầu sản xuất chỉ vọn vẹn 2 tuần đã mang đến những kỉ niệm đáng nhớ với từng thành viên, mà phải kể đến quá trình chuẩn bị background sân khấu và xin sự hỗ trợ từ các nhà thiết kế.

Background sân khấu lấy bối cảnh là một căn nhà cổ Hà Nội, mà hiện nay các căn nhà cổ mặt phố đều bị tận dụng để kinh doanh và có rất nhiều xe máy đỗ ở trước nên rất khó để chụp được một căn nhà cổ nguyên vẹn. Bạn thiết kế sân khấu đã phải đi cả một ngày qua các con phố mới chọn được và đó là ngày thứ 4 trước sự kiện. Bắt buộc ngày thứ 3 trước sự kiện phải có bản thiết kế để in cho kịp thì đúng ngày hôm đó trời mưa rất nhiều và phải khó khăn lắm mới có thể căn chụp khớp với tỷ lệ sân khấu.

Còn về nhà thiết kế thì nhóm tưởng chừng sự kiện đã không thể diễn ra. Khi ngỏ lời mời NTK Diego Cortizas của thương hiệu Chula, có những ngày thành viên BTC chờ NTK đến 2 - 3 tiếng để gặp mặt trao đổi về sự kiện. Nhưng khó khăn đều được đền đáp khi NTK Diego đã ngỏ lời giúp nhóm mời NTK Hữu La La. Còn về phía Hoa hậu Ngọc Hân, chỉ cách sự kiện 3 ngày chị mới thực sự đồng ý hỗ trợ. Và bất ngờ hơn cả, chị đã đưa tới những em bé mẫu nhí vô cùng đáng yêu khiến chương trình trở nên thực sự bùng nổ.

sinh vien truong bao va nhung bai tap cuoi ky chat phat ngat
sinh vien truong bao va nhung bai tap cuoi ky chat phat ngat
Show trình diễn khiến khán giả mãn nhãn vì sự chuyên nghiệp

"Chúng mình hoàn toàn chưa có nhiều kinh nghiệm. Việc vẽ ra ý tưởng đã khó, nhưng làm sao để dàn dựng được một backdrop như mong muốn, một sân khấu ít ra phải được đánh giá “ổn” về phần nhìn, hay triển khai bố trí khu vực… trong thực tế càng khó. Nhưng chúng mình tin rằng tối hôm ấy, chúng mình đã mang tới cho người xem một sân khấu đánh giá đặc biệt, và một khu photobooth thực sự đã thu hút được phần lớn sinh viên trong và ngoài trường, những giảng viên, khó tính, thậm chí cả Giám đốc Học viện cũng đến thăm và chụp ảnh.

Chúng mình cũng không có điều kiện để chủ động tìm đến nhiều tờ báo, nhưng cuối cùng vẫn có những trang báo đăng tin về sự kiện sau đó. Thực sự rất vui khi được thấy tin về sự kiện trên các bài viết và phỏng vấn của Hoa học trò, VTC, VOV, Quân đội nhân dân.

Có lẽ chưa quá xuất sắc, chưa thực sự chuyên nghiệp nhưng quan trọng nhất là ý tưởng khiến mỗi người “ngưng” đọng lại để nhớ về những giá trị truyền thống hay những kỉ niệm của thế kỉ trước đã là nguồn cảm hứng cho những bài tập nhóm sau này của các bạn và các em khoá dưới. “Các anh chị đã khơi nguồn cảm hứng cho bọn em” đó là điều thực sự tuyệt vời mà chúng mình đã được lắng nghe", đại diện BTC chia sẻ.

Bếp của Bầm - Những món ăn mẹ nấu

Bếp của Bầm là dự án mà nhóm bạn sinh viên đến từ Báo in K33A2 thực hiện cho bài tập môn Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông.

Được biết, dự án Bếp của Bầm lập ra trên tinh thần là những người con xa quê hương. Các thành viên trong nhóm đi học xa nhà, nhớ nhà nhớ quê, tuổi thơ gắn bó với gian bếp củi của bà của mẹ với những món ăn thôn quê như bánh nếp, bánh tẻ, bánh đa. Và cả những món ăn dân dã mà chắc hẳn là ai xa quê cũng nhớ như rau muống chấm tương, bánh đúc chấm tương, bánh do mật mía. Dù ở Hà Nội không thiếu những món này nhưng hương vị thì không được giống với hương vị quê nhà, từ đó nhóm quyết định lựa chọn chủ đề của bài tập chính là giới thiệu, quảng bá đến mọi người về ẩm thực quê hương Việt Nam, chủ yếu tập trung vào ẩm thực miền Bắc

Thông điệp chính mà Bếp của Bầm muốn mang tới là "Đánh thức ký ức tuổi thơ", vừa gợi về món ăn, vừa gợi về kỷ niệm tuổi thơ bên gia đình, bạn bè. Đây cũng là điều rất dễ tác động đến tâm lý của người tiếp nhận sản phẩm. Nhóm đã thực hiện sản phẩm đa phương tiện bao gồm website được dựng trên nền Blogspot, Fanpage facebook, Instagram, Youtube. Ngoài ra còn có các sản phẩm in ấn bao gồm: Áo, sổ tay, poster, thẻ thành viên.

Chính vì khối lượng công việc nhiều nên các thành viên trong nhóm chạy dần dần từng thứ một. Đầu tiên là tăng lượt tương tác trên Facebook, sau đó mở website, thành lập Youtube, in ấn và cuối cùng là instagram để giới thiệu rộng rãi hơn đế bạn bè không chỉ trong nước mà còn quốc tế.

sinh vien truong bao va nhung bai tap cuoi ky chat phat ngat
Thành viên BTC chụp ảnh kỉ niệm trong buổi thuyết trình

Thành viên Tạ Thanh Thúy đã dành thời gian chia sẻ về Bếp của Bầm. Thúy kể, cả nhóm đã trải qua rất nhiều kỉ niệm ấn tượng, nhưng nhớ nhất là khi quay video về nham trám, người dân ở đó rất nhiệt tình, họ dành nhiều tình cảm và động viên nhóm rất nhiều. Đáng quý nhất là khi video lên sóng trên mạng xã hội, rất nhiều bạn trẻ là người con vùng đó, trang page địa phương, thậm chí là các bác lớn tuổi đã chia sẻ video rất nhiều. Cho đến tận bây giờ đã gần một năm rồi nhưng video nham trám vẫn là video nhận được nhiều lời khen ngợi và tình cảm của mọi người với hơn 42.000 lượt xem.

Từ khi Bếp của Bầm ra đời, 12 cô gái trong nhóm gọi nhau bằng cái tên rất thân thuộc Bầm ơi. Là Bầm Nga ơi, Bầm Thúy ơi. Rồi khi về quê thì bố mẹ, họ hàng, hàng xóm cũng hỏi thăm về dự án. Đặc biệt là có một bạn đã gửi tặng Bếp của Bầm món cá thính - đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ.

sinh vien truong bao va nhung bai tap cuoi ky chat phat ngat
Những tay máy nghiệp dư nhưng đầy nhiệt huyết, miệt mài thực hiện các sản phẩm truyền thông

"Sau khi kết thúc dự án cũng như hoàn thành môn học thì chúng mình nhận được hai lời đề nghị hợp tác quảng cáo cho hai hãng sản xuất bếp ga nhưng rất tiếc là chúng mình sau đó đều phải gấp rút chuẩn bị để tốt nghiệp nên nhóm quyết định dừng dự án lại.

Đặc biệt là khi video số Tết được đăng tải, chúng mình thực sự đã cảm động đến mức ôm nhau khóc bởi mọi thứ xuất phát từ con số 0 nhưng kết thúc lại ở con số 9,5 điểm. Với 0,5 điểm còn thiếu là động lực để cả nhóm hoàn thiện hơn và nỗ lực hơn nếu còn tiếp tục những dự án lớn nhỏ sau này".

chọn
ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số 2024 dự kiến 90.000 - 110.000 tỷ, dự án Đông Anh và Đan Phượng đang làm thủ tục pháp lý
Năm 2024, dự kiến doanh số Vinhomes sẽ tăng trưởng so với 2023, đạt khoảng 90.000 - 110.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Vinhomes Ocean Park 2, 3, dự án mới Vũ Yên và 1 - 2 dự án mới khác.