'Soi' chương trình giáo dục trẻ chuyên biệt tại Hàn Quốc: Miễn phí hoàn toàn để trẻ sớm hoà nhập

Khung chương trình học cho trẻ chuyên biệt được mở rộng và đầy đủ từ mầm non đến cấp 3. Với từng cấp học, nội dung môn học, số lượng tiết được quy định đầy đủ và định hướng giáo dục cho đối tượng trẻ này.
 
soi chuong trinh giao duc tre chuyen biet tai han quoc mien phi hoan toan de tre som hoa nhap Hội thảo quốc tế về giáo dục trẻ rối loạn phát triển
soi chuong trinh giao duc tre chuyen biet tai han quoc mien phi hoan toan de tre som hoa nhap Kinh nghiệm 'xương máu' của mẹ cu Bin giúp con thoát cơn 'khủng hoảng kỳ thị tự kỷ' khi đi học
soi chuong trinh giao duc tre chuyen biet tai han quoc mien phi hoan toan de tre som hoa nhap ‘Bố mẹ Việt còn thiếu nhiều tài liệu mới khi dạy con tự kỷ!’
soi chuong trinh giao duc tre chuyen biet tai han quoc mien phi hoan toan de tre som hoa nhap Mẹ đơn thân nuôi con tự kỷ: 'Bảy năm trôi qua mẹ con tôi đã cùng nhau trải qua những cung bậc cảm xúc tột cùng'

Tại hội thảo quốc tế lần thứ nhất về giáo dục trẻ rối loạn phát triển được tổ chức tại Hà Nội (30-31/10), đại diện đến từ Hàn Quốc đã chia sẻ về chương trình giáo dục đối với trẻ tự kỷ ở đất nước này.

soi chuong trinh giao duc tre chuyen biet tai han quoc mien phi hoan toan de tre som hoa nhap
Bà Kyung A Cho chia sẻ về chương trình giáo dục chuyên biệt ở Hàn Quốc. Ảnh: Hoài Đông

Theo bà Kyung A Cho, giáo viên trường chuyên biệt Eunpeong Deayoung, ở Hàn Quốc vấn đề giáo dục đặc biệt được coi trọng rất sớm. Từ năm 1970, nhiều trường học thành lập nhằm phục vụ cho nhu cầu giáo dục đối tượng trẻ em đặc biệt được thành lập. Việc ban hành Luật Xúc tiến Giáo dục đặc biệt năm 1977 đã thể hiện những nỗ lực quan trọng của chính phủ Hàn Quốc trong vấn đề này.

Cho đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc đã có thêm Luật Giáo dục đặc biệt cho người khuyết tật (2008), các quy định chống phân biệt đối xử với người khuyết tật trong xã hội.

Ở Hàn Quốc, trẻ đặc biệt khi đến trường được miễn phí hoàn toàn chi phí học tập nhằm giúp trẻ có thể nhanh chóng hòa nhập được với xã hội. Tùy theo tình trạng khiếm khuyết hay đa tật, nhu cầu của trẻ để từ đó lựa chọn phương pháp giáo dục mang tính phù hợp và cá nhân.

Theo thống kê, trẻ khuyết tật trí tuệ chiếm tỷ lệ cao nhất trong số lượng trẻ khuyết tật ở Hàn Quốc và ngày càng tăng lên. Nội dung chương trình giáo dục cũng được xây dựng và thường xuyên thay đổi để phù hợp hơn với trẻ đặc biệt, gồm: đặc thù nhóm học sinh từ 1-3 (học sinh dưới lớp 2); hỗ trợ phát triển toàn diện (gồm tổng thể 5 năm học tương đương lớp trên tiểu học và THCS); năng lực cơ bản của xã hội trong tương lai (tương đương với cấp tiểu học).

Bà Kyung A Cho cho biết, chương trình giáo dục đối với nhóm trẻ đặc biệt ở Hàn Quốc được mở rộng đối với cả 4 cấp học: mầm non, tiểu học, THCS và THPT. Ở từng cấp học có nội dung chương trình khác nhau.

Tất cả những giáo trình học được thiết kế dưới dạng bản cứng hay online đều được phát miễn phí đối với trẻ đặc biệt.

Ở trẻ mầm non, các môn học tập trung vào việc giúp trẻ nhận biết về thế giới xung quanh, như: trải nghiệm nghệ thuật, mối quan hệ xã hội, giáo dục thể chất, khám phá thiên nhiên.

Đối với giáo dục tiểu học đặc biệt, học sinh được học từ 24-28h/tuần với các môn học như: trải nghiệm sáng tạo, toán, giáo dục thể chất, các hoạt động tình nguyện, nghề nghiệp.

Ở chương trình giáo dục THCS: Ngoài những môn học ở cấp tiểu học, học sinh được học tiếng Hàn, các môn khoa học xã hội, môn tự chọn (có thể lựa chọn: phục hồi chức năng, công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe) với số lượng 31h/tuần.

Học sinh THPT được học những môn học tương tự như ở cấp THCS nhưng nội dung được nâng cao hơn. Thời gian học tương đương 33h/tuần và ít nhất 190 ngày/năm học.

Những môn học ngoài môn văn hóa giúp trẻ tự tin hơn khi bước vào cuộc sống hòa nhập.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp trẻ phát triển cả tâm trí và cơ thể qua những hoạt động nhóm và cá nhân; giáo dục nghề nghiệp tạo tiền đề để trẻ có thể làm việc độc lập trong cộng đồng bên cạnh những hoạt động thực tế: thăm bảo tàng, công viên…

Sau khi kết thúc chương trình giáo dục cấp THPT, trẻ đặc biệt được hướng dẫn làm những công việc phù hợp với khả năng và mong muốn của các em. Việc hướng nghiệp cũng dựa trên điều kiện kinh tế, thu nhập của chính gia đình những em học sinh này.

Cấu trúc của nền giáo dục đặc biệt của Thái Lan

TS. Sujin Sawangri, Hiệu trưởng trường Chuyên biệt Lopburipanyanukul chia sẻ những nét đặc biệt trong cấu trúc của nền giáo dục đặc biệt của Thái Lan.

Ông cho biết, giáo dục đặc biệt Thái Lan gồm 2 nhóm trường chính là trường đặc biệt và trường hòa nhập. Trong đó gồm 77 trung tâm can thiệp sớm đối với trẻ từ 4-5 tuổi. 19 trung tâm dành riêng cho trẻ khuyết tật trí tuệ, 2 trung tâm trẻ khó khăn vận động và 5 trung tâm dành riêng cho trẻ khiếm thị.

Ở các trung tâm này, trẻ đặc biệt được giáo dục từ cấp mầm non đến hết cấp THPT. Đối với trẻ khuyết tật trí tuệ, sau khi kết thúc việc học THPT học sinh có thể ở lại trường để học thêm để tìm kiếm việc làm chứ không theo học ở các trường cao đẳng, đại học như trẻ khiếm khuyết vận động và trẻ khiếm thị.

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.