Tại sao lấy ngày 29/11 là ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái?

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý chọn ngày 29/11 hàng năm là "ngày phòng, chống hàng giả, hàng nhái". 

Tại sao ngày 29/11 là "Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái"?

Ngày 12/11/2007, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý chọn ngày 29/11 hàng năm làm "Ngày phòng, chống hàng giả, hàng nhái".

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam chủ động phối hợp với Bộ, ngành hữu quan có chương trình hành động cụ thể, thiết thực đối với ngày này nhằm góp phần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội về công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái

Ngày 29/11/2007, tại Hà Nội, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (Vatap) và Ban chỉ đạo chống hàng giả, hàng lậu và gian lận thương mại đã phối hợp tổ chức “Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái”.

tai sao lay ngay 2911 la ngay phong chong hang gia hang nhai
Thương hiệu gà rán nhái. (Ảnh minh hoạ).

Làm gì trong "Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái"?

Lễ kỉ niệm "Ngày phòng, chống hàng giả, hàng nhái" hàng năm nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái cho người dân; đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của doanh nghiệp, người tiêu dùng trong việc đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái.

Phát biểu tại buổi lễ kỉ niệm ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái năm 2014, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đề nghị:

tai sao lay ngay 2911 la ngay phong chong hang gia hang nhai
Những thương hiệu nhái sử dụng màu sắc, logo, tên gọi gần giống thương hiệu thật.

"Các bộ, ngành địa phương cần đẩy mạnh công tác truyền thông, phát động các đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái để nâng cao ý thức của nhân dân, để người dân không bao che, tiếp tay, sử dụng hàng giả, hàng nhái.

Đặc biệt, phải làm thường xuyên, liên tục, bền bỉ; nơi nào để xảy ra buôn lậu, hàng giả hàng nhái người đứng đầu nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Cũng trong ngày đó, Phó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công Thương có các giải pháp đẩy mạnh việc sản xuất hàng hóa trong nước có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá thành hợp lí, phù hợp với cung cầu của thị trường.

Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu chủ động phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và các Bộ, ngành có liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lí tốt hơn trong công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng.

Bán hàng giả có bị đi tù không?

Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ, hàng giả bao gồm:

- Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa;…

- Hàng hóa có nhãn, bao bì giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác;

- Hàng hóa có nhãn, bao bì ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp;

- Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo của Luật Sở hữu trí tuệ;

- Tem, nhãn, bao bì giả.

Như vậy, hàng hóa có nhãn, bao bì ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn, nơi sản xuất cũng được coi là hàng giả.

Trách nhiệm pháp lý với hành vi kinh doanh hàng giả

Theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP, tùy thuộc vào yếu tố nào bị làm giả, như hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng; hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa thì có những mức phạt khác nhau.

Cụ thể, khoản 1 Điều 13 quy định hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới một triệu đồng;

- Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ một triệu đến dưới ba triệu đồng;

- Phạt tiền từ hai triệu đến ba triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba triệu đồng đến dưới năm triệu đồng;

- Phạt tiền từ ba triệu đến năm triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ năm triệu đến dưới 10 triệu đồng;

- Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10 triệu đến dưới 20 triệu đồng.

Về trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng giả, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự:

- Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30 triệu đến dưới 150 triệu hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến 5 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến 10 năm: có tổ chức; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, danh nghĩa cơ quan; hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 150 triệu đến dưới 500 triệu đồng…

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây bị phạt tù từ 7 đến 15 năm: Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn…

tai sao lay ngay 2911 la ngay phong chong hang gia hang nhai Vụ bắt hơn 10 tấn hạt nêm dán nhãn Knorr, bột ngọt: Kết quả giám định đó là hàng giả

Qua giám định, kết quả kiểm tra cho thấy các mẫu sản phẩm trong lô hàng dán nhãn hạt nêm, bột ngọt của các thương hiệu ...

tai sao lay ngay 2911 la ngay phong chong hang gia hang nhai 8 loại hàng giả người tiêu dùng cần phải nhận biết

Đại diện cơ quan chức năng nhận định hiện hàng gian, hàng giả không chỉ có mặt trên thị trường mua bán truyền thống mà ...

tai sao lay ngay 2911 la ngay phong chong hang gia hang nhai Cuối ngày Black Friday, phố quần áo Hà Nội đông nghịt người 'vớt' hàng giảm giá

Tranh thủ buổi tối trước khi kết thúc ngày hội giảm giá Black Friday (thứ 6 ngày 23/11), rất đông các bạn trẻ đổ về ...

chọn
Sắp xây toà nhà cao thứ ba Hà Nội?
Toà nhà Landmark 55 có tổng mức đầu tư 5.934 tỷ đồng, khi hoàn thành sẽ là toà nhà cao tầng thứ ba của Hà Nội, sau Keangnam Landmark và Lotte Center Hà Nội (65 tầng). Chủ đầu tư Taseco Land cho biết dự kiến quý II/2024 xin giấy phép xây dựng, quý III/2024 cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.