‘Dạy trẻ hét lớn khi có người xâm hại tình dục’ | |
Bé nôn ọe vì cha mẹ bắt học ngày học đêm trước khi vào lớp 1 |
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Diệu Anh – Khoa tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 - Ảnh: Quang Nam |
Theo Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Diệu Anh, nguyên nhân dẫn đến việc trẻ nằm vạ là do khủng hoảng tuổi lên ba, trẻ muốn thu hút sự chú ý và người lớn vô tình củng cố hành vi ăn vạ đó. Trẻ muốn tìm kiếm sự chấp nhận từ người khác, thử thách thái độ của người khác do trẻ thiếu kĩ năng và thói quen.
“Phụ huynh chúng ta thường làm gì khi trẻ nằm vạ? Sẽ đánh trẻ bằng roi, bằng tay; nuông chiều theo ý trẻ cho qua chuyện hay là đánh trống lãng để trẻ quên? Các bậc cha mẹ thường hay nghĩ rằng “thương con thì cho roi cho vọt”, thế nhưng phương pháp “đánh” được gì và mất gì? Được đó là trẻ chấm dứt hành vi ăn vạ thế nhưng gây tổn thương cho con, làm con bị đau…”, bà Anh nói.
Việc trẻ nằm vạ đòi cho bằng được điều gì đó có 6 nguyên nhân. Trong ảnh, trẻ sử dụng điện thoại khi được cha mẹ đồng ý. Ảnh: Quang Nam |
Bà Anh cũng có lời khuyên cho phụ huynh để tránh con nằm vạ. Theo bà Anh, không phải để đến lúc con có hành vi tiêu cực mới xử lý, cha mẹ hãy dành thời gian chơi với con hằng ngày. Bằng cách này phụ huynh hướng dẫn cho con cách ứng xử. Hãy cho con biết được đâu là giới hạn điều được phép làm và điều không được phép làm. Cần phải đặt ra một số quy định phù hợp với con, hãy cương quyết đúng lúc và yêu thương.
Các thành viên trong gia đình cần thống nhất một cách giáo dục với trẻ. Khi hành vi ăn vạ được xảy ra phụ huynh hãy bình tĩnh nhớ lại những lý do khiến trẻ ăn vạ. Từ việc bình tĩnh của mình, hãy xem xét vấn đề là động cơ ăn vạ của con thuộc về nhu cầu hay đòi hỏi? Nếu là nhu cầu có thể đáp ứng còn nếu là đòi hỏi thì không nhất thiết phải đáp ứng. Hãy giải thích vì sao không cho con và phớt lờ hành vi ăn vạ.
Việc xử trí hành vi ăn vạ của trẻ cần sự phối hợp không chỉ từ cha mẹ, người thân trong gia đình mà còn từ phía thầy cô giáo khi trẻ đi học. Ảnh: Quang Nam |
“Phớt lờ hành vi ăn vạ, đó là lấy đi sự chú ý của con với hành vi đó. Phụ huynh không nhìn mắt con; không nói hay tranh cãi với con; làm một việc gì đó khác và có thể đi nơi khác nếu trẻ có hành vi lôi kéo, quấy rối.
Biểu hiện hành vi leo thang của trẻ khi ăn vạ, đầu tiên là khóc, la rồi đến ném đồ, ói thức ăn ra ngoài và cuối cùng là đánh bạn bè và người lớn. Phụ huynh nên nhớ rằng hãy phớt lờ hành vi chứ không phớt lờ trẻ. Vẫn chú ý trẻ nhưng kiểu “đánh trống lảng”. Nếu trẻ có nhu cầu thật, phớt lờ hành vi tiêu cực cũng là giúp trẻ học cách thể hiện nhu cầu một cách phù hợp”, thạc sĩ Anh chia sẻ.
Cuối cùng, bà Anh nhấn mạnh rằng, việc xử trí thành công hay không đối với hành vi ăn vạ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào sự cương quyết của phụ huynh. Nếu không thực hiện ngay từ bây giờ, tương lai trẻ có thể có những hành vi đáng lo ngại hơn.
Học viện Tài chính tuyển thẳng gần 2.000 HSG, tăng chỉ tiêu chất lượng cao
Tổng chỉ tiêu năm 2017 của Học viện Tài Chính là 3.900, trong đó có 300 chỉ tiêu chất lượng cao. Trường xét tuyển thẳng học ... |
Mã cụm thi các tỉnh, thành và Cục Nhà trường - BQP kỳ thi THPT QG 2017
Dưới đây là Mã cụm thi (Hội đồng thi) của các tỉnh, thành và Cục Nhà trường - Bộ Quốc Phòng năm 2017 ban hành ... |