Ăn vạ à? Dễ xử thôi! | |
'Con nín ngay' là lời ra lệnh vô nghĩa nhất trên đời |
Sự tức giận ăn vạ của trẻ không đơn giản chỉ là cảm giác cáu bẳn muốn bùng nổ đến mức “mặt đỏ tía tai”, nguôi ngoai, trở thành nỗi buồn và dần biến mất. Nhưng gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu sâu hơn về một cơn cáu giận và phát hiện ra rằng những gì chúng ta biết hoàn toàn không chính xác. Cơn giận dữ phức tạp hơn rất nhiều. Bởi sự buồn bã trong thời gian dài sẽ kéo theo những hệ lụy liên quan đến hành vi của trẻ khi cáu giận.
(Ảnh: Parenting) |
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ ăn vạ. Nhưng có một số điều cha mẹ nên chú ý vì rất có thể đây là lý do khiến trẻ tức giận hơn. Chẳng hạn như sự đột ngột, những thay đổi bất ngờ, căng thẳng giữa cha mẹ và trong các tình huống trẻ không làm chủ được.
Trẻ thường không phân biệt được không gian riêng và nơi công cộng. Do vậy, trước khi để trẻ đi cùng đến chốn đông người, bạn nên cho bé ăn đủ, tránh giờ ngủ và thay đổi không cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt ra những “quy tắc nhỏ” để trẻ thực hiện theo và thường xuyên lặp lại trên quãng đường đi.
Khi con bắt đầu ăn vạ, bạn có thể tham khảo những điều dưới đây để “trị” cơn tức giận của con:
Làm bé phân tâm
Đây là một mẹo nhỏ mà bạn có thể áp dụng trước khi bé trở nên tức giận.Ngay khi bạn nhận ra những dấu hiệu của cơn ăn vạ, bạn hãy khiến bé xao nhãng bằng cách tìm kiếm các vật dụng quan trọng. Hoặc bạn có thể hỏi con nhiều câu hỏi với chủ đề khác nhau. Nếu bạn pha trò khiến bé vui vẻ, bé cũng sẽ nhanh chóng quên đi sự giận dữ của mình trước đó.
Không mắng mỏ, tranh cãi với bé
Khi cơn tức giận bùng nổ và kéo dài, bạn sẽ rất dễ mất kiểm soát và la mắng bé, bắt bé phải trật tự. Trên thực tế, điều này sẽ khiến sự việc trở nên tồi tệ hơn. Việc mắng mỏ bé ở nơi công cộng, đe dọa, sử dụng các hình thức phạt, quát nạt… đều không có tác dụng, khiến mẹ và bé mệt mỏi.
Đàm phán cùng con
Khi nhắc đến “đàm phán”, thực chất bạn đang áp dụng “thủ thuật” với bé. Điều quan trọng nhất là giúp bé bình tĩnh lại và tạo cơ hội để trò chuyện cùng con. Do vậy, cha mẹ nên đưa ra các lựa chọn và để bé tự chọn phương án cho riêng mình. Đây cũng là cách khiến bé cảm thấy mình được tôn trọng và bớt giận dỗi hơn.
Đồng cảm với con
(Ảnh: The Asian Parent) |
Nếu bạn thử 3 cách trên nhưng không có hiệu quả, hãy dẫn bé đến nơi nào đó bớt ồn ào hơn - nơi mà bé có thể tự do bộc lộ cảm xúc và giải quyết vấn đề. Bạn cũng nên để cho trẻ biết rằng bạn thấu hiểu như thế nào về sự buồn bã và tức giận, hiểu lý do con "ăn vạ". Vì đây là một phản ứng tự nhiên của trẻ con, nên sẽ tốt hơn nếu bạn cùng bé vượt qua những cơn giận dỗi.
Giữ “tinh thần thép”
Cha mẹ cần bình tĩnh và chuẩn bị tinh thần đối phó với những tình huống khi con đòi hỏi mà không được đáp ứng. Lúc đó, bé sẽ có phản ứng rất mạnh như gào khóc, la hét… để đòi bằng được thứ mình muốn. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chiều chuộng, dỗ dành bé mà nên giữ bình tĩnh, mềm mỏng nhưng cương quyết với trẻ.