Thái cực quyền - MMA: Cuộc đấu không cân sức

Cuộc tỉ thí giữa võ sĩ võ tự do (MMA) và thái cực quyền hiện là chủ đề tranh cãi gay gắt trong làng võ thuật Trung Quốc, làm dấy lên nghi ngờ rằng liệu võ cổ truyền Trung Hoa đã "lỗi thời".

Trong cuộc đối đầu hôm 27/4 tại Thành Đô, võ sĩ võ tự do (MMA) Từ Hiểu Đông đả bại võ sư thái cực quyền Ngụy Lôi chỉ 10 giây. Từ bắt đầu trận đấu với tư thế của một người chơi quyền anh trong khi Nguỵ, – người sáng lập võ đường "phong cách sấm sét" – giữ tay kiểu phòng thủ truyền thống của môn võ thuật cổ truyền Trung Hoa. Từ nhanh chóng tấn công Nguỵ khiến cao thủ võ thuật này không kịp chống đỡ và bị hạ gục bằng một cú đấm thẳng vào mặt rồi ngã xuống đất.

Từ từng chê bai võ học cổ truyền Trung Hoa là "hàng giả", không không thể áp dụng trong đối kháng một chọi một, đồng thời tuyên bố chấp nhận mọi lời thách đấu. Theo Từ, trong thực chiến, võ tự do hoặc quyền anh mang tính thực tế và hiệu quả hơn.

Cuộc tỉ thí giữa võ sĩ võ tự do (MMA) và thái cực quyền hiện là chủ đề tranh cãi gay gắt trong làng võ thuật Trung Quốc, làm dấy lên nghi nèo rằng liệu võ cổ truyền Trung Hoa đã "lỗi thời".

Nhiều ý kiến cho rằng hành động kích động của cao thủ MMA đối với các bậc thầy võ thuật cổ truyền Trung Quốc là chủ ý của anh nhằm thu hút sự chú ý của dư luận. Trong khi đó, màn tỉ thí gây chấn động này đồng thời kéo theo làn sóng tranh cãi về khả năng thực tế của võ thuật truyền thống. Tờ Global Times đã tổng hợp ý kiến của một số người nước ngoài đã tập luyện võ cổ truyền Trung Quốc về vấn đề này.

Thái cực quyền có hiệu quả trong thực chiến?

Stephen, đến từ Chicago (Mỹ), không khỏi bất ngờ trước kết quả màn đối đầu giữa Từ và Nguỵ, bởi anh luôn tin rằng võ sư thái cực quyền sẽ giành phần thắng.

Các bộ phim của Lý Tiểu Long gắn liền với tuổi thơ của Stephen và chính anh cũng luyện tập võ thuật Trung Hoa. Nhờ tập luyện thái cực quyền, Stephen đã hồi phục sau chấn thương cột sống. Tuy nhiên, nếu suy xét ở khía cạnh rằng kết quả của cuộc đấu có thể thay đổi chỉ bằng một cú đánh, Stephen nhận định MMA phù hợp hơn trong đối đầu một - một.

"Trong thực chiến ngày nay, MMA là bộ môn có khả năng cạnh tranh lớn hơn. Các võ sĩ MMA có thể chơi nhiều bài 'bẩn' hơn, như túm lấy đối thủ và quật ngã họ xuống mặt đất", Stephen nói. Theo quan điểm cá nhân, anh cho rằng thái cực quyền không thích hợp trong các cuộc đấu đường phố và kickboxing sẽ là lựa chọn nếu anh rơi vào tình huống đó.

thai cuc quyen mma cuoc dau khong can suc Bên trong đất tổ môn võ thái cực quyền Trung Quốc

Kathy De Leye, huấn luyện viên thái cực quyền hiện sống ở tỉnh Quảng Đông, chỉ đồng ý một phần với Stephen.

"Bộ môn này phù hợp hơn trong phòng thủ, nhưng có lẽ đó cũng là điểm yếu của nó. Biết hết các động tác không có nghĩa là bạn có thể chiến đấu, mà cần luyện tập thường xuyên. Điều đó mới giúp cơ thể bạn chuyển sang trạng thái tự phòng thủ", De Leye giải thích.

Sau khi xem đoạn video, De Leye cho biết lý do lớn nhất khiến Nguỵ nhanh chóng bị hạ gục là ông đã mất cân bằng.

"Võ sư Nguỵ đã lùi về phía sau khi bị mất cân bằng. Thông thường trong thái cực quyền, võ sư thường sử dụng các động tác trường quyền uyển chuyển, chậm rãi và chắc chắn. Có lẽ ông ấy sợ đối thủ hoặc một điều gì khác", De Leye nói.

De Leye thừa nhận rằng rất khó để tìm một võ sư thái cực quyền thực sự giỏi ở Trung Quốc hiện nay. Cô đã gặp nhiều người tập luyện bộ môn này nhưng không tập trung vào năng lượng nội tại. Khả năng cân bằng của họ cũng không tốt.

thai cuc quyen mma cuoc dau khong can suc
Yoann Birlin không cho rằng việc võ sư Nguỵ thua trận tỷ thí không thể đánh giá thái cực quyền là "vô dụng". Ảnh: Global Times

Cuộc chiến không cân sức

Michael Duchet, người Pháp, biết đến võ thuật Trung Hoa từ thời thiếu niên và từng học từ các võ sư trên chùa Thiếu Lâm. Anh cho rằng cuộc đấu giữa Từ và Nguỵ không hề cân xứng.

"Không thể có chuyện một võ sư thái cực quyền đánh bại một võ sĩ MMA trên một sàn đấu. Phương pháp và mục đích huấn luyện hai môn này có nhiều khác biệt", anh đánh giá.

Michael cũng chỉ ra rằng võ thuật không chỉ cần sự chăm chỉ mà còn cả đạo đức của người luyện võ. Một trận đấu thực sự là khi chứng kiến cách xử lý tình huống của hai đối thủ, như khi một người phụ nữ bị đàn áp. Xã hội hiện đại ngày nay một phần đã tác động đến điều đó. Theo Michael, một võ sĩ MMA có thể mạnh hơn, nhưng điều đó không chứng minh được rằng anh ta thực sự hiểu ý nghĩa của võ thuật.

Trong khi đó, kết quả cuộc tỉ thí lại đúng như những gì Michal Roucka, 26 tuổi và đến từ Cộng hoà Czech, suy nghĩ. Michal thậm chí còn ngạc nhiên khi Nguỵ không bị đánh bại sớm hơn.

"Tôi từng xem nhiều đoạn video tương tự trước đây. Đôi khi, các bậc thầy võ truyền thống cũng có thể bị đả bại chỉ sau một cú đấm. Tuy nhiên trên thực tế, những cuộc đọ sức như thế này không phổ biến. Hầu hết mọi người đều hiểu rằng, không thể so sánh hai phong cách hoàn toàn khác nhau như vậy", Roucka cho hay.

Roucka đã tập võ cổ truyền Trung Quốc 11 năm, ngoài ra còn tập kickboxing, võ chiến đấu jiu-jitsu của Brazil hay Krav Maga. Roucka không nghĩ mình sẽ thắng Từ, nhưng anh có thể trụ được lâu hơn trên sàn đấu khi kết hợp thế mạnh của những môn võ nói trên.

Roucka cũng không đồng tình với ý kiến cho rằng võ cổ truyền chỉ hợp với mục đích rèn luyện sức khoẻ, trong khi MMA hay bộ môn khác dành cho thực chiến. Đó là hai trường phái khác biệt và không thể đem ra so sánh.

thai cuc quyen mma cuoc dau khong can suc Võ sư thái cực quyền thua đau cao thủ MMA vì 'giày trượt'

Vị thế của võ cổ truyền

Trước nhiều ý kiến nghi ngờ về bộ môn thái cực quyền và võ truyền thống nói chung, Kleber Battaglia, người đã có 28 năm tập luyện võ thuật, cho rằng mọi người thường có xu hướng nhầm lẫn về võ phái. Có ba yếu tố quan trọng trong võ thuật truyền thống, bao gồm thể chất, chiến đấu và phát triển tinh thần. MMA, taekwondo và vịnh xuân quyền tập trung vào khả năng chiến đấu. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng hoàn thiện và hiệu quả hơn các môn khác như thái cực quyền.

Có hai luồng ý kiến ca ngợi và nghi ngờ về động thái của Từ sau khi giành chiến thắng, đặc biệt khi anh tuyên bố "đả giả" (bài trừ giả mạo) võ thuật Trung Hoa. Theo Battaglia, không có võ sư giả ở Trung Quốc và điều đó sẽ chỉ ảnh hưởng đến danh tiếng võ thuật truyền thống nước này.

thai cuc quyen mma cuoc dau khong can suc
Mỗi môn võ có đặc trưng khác nhau, do đó không thể đem ra so sánh. Ảnh: IC

Một số võ sư người nước ngoài bày tỏ sự quan tâm đối với việc phát triển và kế thừa võ thuật truyền thống Trung Quốc. Yoann Birling, nghiên cứu sinh về y học cổ truyền Trung Quốc tại Bắc Kinh, không nghĩ rằng mọi người sẽ đánh giá MMA hiệu quả hơn thái cực quyền, hay thái cực quyền "vô dụng" trong thực chiến.

"Khi làm thí nghiệm khoa học, chúng tôi không bao giờ so sánh một trường hợp từ một phương pháp và một trường hợp khác bằng phương pháp khác. Điều đó không logic", ông nói.

Birling từng tập các lưu phái của thái cực quyền như Dương thức thái cực quyền, Trần thức thái cực quyền. Ông tìm đến thái cực quyền vì muốn rèn luyện sức khoẻ, về sau nhận ra triết lý của môn võ thuật này và hiểu sâu hơn về y học cổ truyền.

Theo Birling, ngày nay con người thường có xu hướng hướng ngoại, thay vì coi trọng những thứ mang tính truyền thống. Người Trung Quốc cũng mất dần sự quan tâm đến võ thuật cổ truyền, mà thích kickboxing, taekwondo hoặc MMA hơn. Trong khi đó, một trong những vấn đề lớn với người tập võ là thiếu sự chia sẻ, học hỏi lẫn nhau.

"Họ luôn tin vào những câu chuyện của tổ tiên từ xa xưa. Nhưng nếu vẫn chỉ chìm trong những kiến thức đã có từ 300 năm trước, thì không thực sự ổn", ông nhận định.

chọn
[Photostory] Dự án vừa khởi công của MIK Group ở khu tây Hà Nội
The Solar Park - giai đoạn 2 của Imperial Smart City do MIK Group làm chủ đầu tư có quy mô hơn 2 ha. Tại đây sẽ xây dựng 5 toà tháp căn hộ cao 35 tầng.