Thâm nhập đường dây buôn bán nội tạng người tị nạn

Dù biết việc buôn bán nội tạng người là bất hợp pháp, kẻ môi giới Abu Jaafar vẫn bất chấp khi cho rằng "có cầu ắt có cung" và điều mình làm chỉ là "giúp" người tị nạn kiếm tiền.
tham nhap duong day buon ban noi tang nguoi ti nan
Abu Jaafar, một người môi giới nội tạng. Ảnh: BBC

Trong mắt của Abu Jaafar hiện rõ niềm tự hào khi giải thích với phóng viên của BBC Alex Forsyth công việc săn nội tạng người tị nạn để kiếm sống.

Abu từng là nhân viên bảo vệ của một quán bar nhưng sau đó gặp một nhóm người chuyên buôn nội tạng. Công việc của anh ta là tìm người đang túng quẫn, sẵn sàng bán nội tạng cơ thể mình để kiểm tiến. Và dòng người tị nạn từ Syria đến Lebanon đã tạo ra nhiều cơ hội cho nhóm chuyên "săn" nội tạng hoạt động.

"Tôi lấy nội tạng của họ và chúng mang lại lợi nhuận”, Abu nói.

“Trụ sở” của nhóm chuyên bán nội tạng của Abu là một quán cà phê nhỏ trong vùng ngoại ô đông đúc phía nam thủ đô Beirut của Lebanon. Đó là một tòa nhà đổ nát được bao phủ bởi một tấm bạt nhựa.

Ở phía sau tòa nhà là căn phòng với nhiều đồ đạc cũ kỹ và những con vẹt bị nhốt trong lồng được đặt mỗi góc nhà. Đây là nơi Abu thực hiện các giao dịch bán nội tạng của khoảng 30 người tị nạn suốt 3 năm qua.

"Họ thường hỏi về thận, dù tôi có thể tìm và cung cấp các cơ quan khác”, Abu nói. “Họ từng hỏi về mắt và tôi cũng có thể tìm được một người sẵn sàng bán mắt của mình”.

Sau khi chụp ảnh mắt của người tị nạn, Abu gửi ảnh để khách xác nhận thông qua ứng dụng Whatsapp rồi giao “hàng”.

Thân phận người tị nạn

Những con đường chật hẹp nơi Abu thực hiện các giao dịch buôn bán nội tạng có rất đông người tị nạn.

Hiện nay, 1/4 công dân Libanon là người tị nạn.Họ chạy trốn qua biên giới Syria, rời bỏ nhà vì chiến tranh và xung đột.

Nhưng trong số những người tuyệt vọng nhất phải kể đến công dân Palestine. Họ được coi là những người tị nạn tới từ Syria và do đó không đủ điều kiện Cơ quan Tị nạn của Liên Hợp Quốc đăng ký tị nạn khi họ tới Lebanon. Họ sống trong các trại quá tải và nhận được rất ít viện trợ.

Còn những người dễ bị tổn thương nhất là công dân tới từ Syria sau tháng 5/2015, khi chính phủ Lebanon yêu cầu Liên Hợp Quốc ngừng hoạt động đăng ký tị nạn mới tại quốc gia này.

"Những người không thuộc diện người tị nạn hợp pháp có cuộc sống rất khó khăn", Abu cho biết. "Họ có thể làm gì chứ? Chẳng có cách nào để sống ngoài việc bán nội tạng của mình".

Một số người tị nạn ăn xin trên đường phố - phần lớn là trẻ em. Các bé trai đánh giày, bán kẹo cao su hay giấy ăn, hoặc bị những kẻ xấu bóc lột sức lao động. Những người khác hành nghề mại dâm.

Bán bộ phận cơ thể là một cách kiếm tiền nhanh.

Vì tiền

tham nhap duong day buon ban noi tang nguoi ti nan
Vết thương rỉ máu sau ca phẫu thuật cắt bỏ thận phải của một bé trai 17 tuổi. Ảnh: BBC

Một lần, khi tìm được một người sẵn sàng bán nội tạng, Abu bịt mắt anh ta và đưa tới một điểm bí mật. Đôi lúc, các bác sĩ sẽ phẫu thuật lấy nội tạng của người bán tại những căn nhà thuê tạm.Trước đó, họ kiểm tra mẫu máu của người bán tại những phòng khám tạm thời.

“Khi ca phẫu thuật xong xuôi, tôi đưa họ về”, Abu nói. "Tôi tiếp tục chăm sóc họ gần một tuần cho đến khi những vết khâu dần lành. Sau khi tháo chỉ xong, chúng tôi không quan tâm tới những người đó nữa”.

Theo Abu, anh không thực sự quan tâm liệu người bán nội tạng sống hay chết sau thời gia đó. “Những chuyện xảy ra tiếp theo không phải là vấn đề của tôi vì đã có những thứ tôi muốn”, anh nói.

Khách hàng gần đây nhất của Abu là một cậu bé 17 tuổi rời Syria sau khi cha và các anh chị em của cậu bị giết ở đó. Chàng trai trẻ tới Lebanon đã 3 năm với khoản nợ nần và phải cố gắng để giúp đỡ mẹ và 5 chị em gái. Thông qua Abu, cậu đã đồng ý bán thận phải với giá 8000 USD.

Hai ngày sau khi phẫu thuật lấy thận ra khỏi cơ thể, cậu tỏ ra rất đau đớn dù có uống thuốc. Khuôn mặt cậu thấm đẫm mồ hôi và máu chảy qua băng vết thương.

Abu không tiết lộ đã kiếm được bao nhiêu tiền từ thương vụ này. Và người bán thận cũng không biết chuyện gì sẽ xảy ra với thận của anh ta sau ca phẫu thuật. Chàng trai trẻ nghĩ có lẽ họ sẽ đem thận của mình xuất khẩu.

Bùng nổ bất chấp luật pháp

Tình trạng thiếu nội tạng cấy ghép là chuyện không hiếm ở Trung Đông vì những quy định văn hóa và tôn giáo không cho phép mọi người hiến tạng. Các gia đình luôn muốn người chết được chôn cất nguyên vẹn.

Tuy nhiên, Abu khẳng định có ít nhất 7 tay môi giới nội tạng như anh đang hoạt động tại Lebanon. "Hoạt động kinh doanh nội tạng đang bùng nổ", anh nói. "Nó đang tăng dần, không có dấu hiệu suy giảm và chắc chắn sẽ bùng nổ sau khi người Syria di cư tới Libanon".

Abu biết việc mình làm là trái pháp luật nhưng anh không sợ giới chức. Thậm chí, Abu còn công khai hoạt động của mình khi số điện thoại của anh xuất hiện khắp tường gần khu vực anh sống.

Trong khu phố, người dân vừa sợ vừa tôn trọng Abu. Mỗi khi anh ta đi qua, mọi người ngừng đùa cợt và tranh luận. Abu có một khẩu giấu súng lục giấu dưới chân.

tham nhap duong day buon ban noi tang nguoi ti nan
Abu luôn mang theo súng. Ảnh: BBC

"Tôi biết những gì tôi đang làm là bất hợp pháp nhưng tôi đang giúp đỡ mọi người", Abu nói. "Tôi cảm thấy như vậy bởi khách hàng đang dùng số tiền đó để trang trải tốt hơn cho bản thân và gia đình. Anh ta có thể mua một chiếc xe và lái taxi hoặc thậm chí đi đến một quốc gia khác”, Abu cho hay. "Tôi đang giúp đỡ những người này và không quan tâm đến luật pháp”.

Theo Abu, trên thực tế, luật pháp ngăn cấm người tị nạn tiếp cận và “tiếp tay” cho những kẻ buôn bán nội tạng. "Tôi không buộc ai phải làm điều này. Tôi chỉ hỗ trợ những người có nhu cầu”. "Mắt anh giá bao nhiêu?", Abu cau mày vừa hỏi phóng viên, vừa châm thuốc lá.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.