Thành viên nào mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Hòa Phát?

Thép Hòa Phát Dung Quất bắt đầu chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình trong kết quả kinh doanh của tập đoàn.
Thành viên nào đóng góp nhiều nhất cho lợi nhuận của Hòa Phát? - Ảnh 1.

Một cửa hàng thép xây dựng Hòa Phát ở huyện Ba Vì, Hà Nội. (Ảnh: Song Ngọc).

Năm 2020 vừa qua, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế 13.506 tỷ đồng, tăng 78% so với năm trước và vượt 50% kế hoạch được đại hội cổ đông thông qua.

Sản xuất và kinh doanh thép vẫn là mảng hoạt động chủ lực của Hòa Phát khi các công ty con thuộc lĩnh vực này đóng góp đại đa số lợi nhuận cho tập đoàn.

Cụ thể, CTCP Thép Hòa Phát Hải Dương chuyển 5.347 tỷ đồng lợi nhuận về công ty mẹ trong năm 2020, cao gấp gần ba lần con số 1.800 tỷ đồng năm 2019. 

Nhà máy thép tại Hải Dương hoạt động đồng bộ từ quý I/2016 với sản lượng tối đa 2,5 triệu tấn thép/năm. Trước khi Khu Liên hợp tại Dung Quất (Quảng Ngãi) đi vào hoạt động, Hải Dương là cơ sở sản xuất thép chủ lực của Hòa Phát.

Thành viên nào đóng góp nhiều nhất cho lợi nhuận của Hòa Phát? - Ảnh 2.

Top công ty con đóng góp nhiều lợi nhuận nhất của Hòa Phát. Tổng lợi nhuận của các công ty trên đây lớn hơn lợi nhuận hợp nhất của Hòa Phát do có thể còn những công ty con thua lỗ.

CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất đóng góp 3.575 tỷ đồng lợi nhuận đầu tiên. Đáng chú ý, số lãi này hoàn toàn đến từ nửa sau năm 2020. Trong năm 2019 và nửa đầu năm 2020, Khu Liên hợp gang thép tại Dung Quất chưa đóng góp lợi nhuận do đang trong giai đoạn xây dựng hoàn thiện và bắt đầu chạy thử.

Trong năm 2020, Hòa Phát đã vận hành 3/4 lò cao cũng như 4/4 lò thổi. Đầu tháng 1/2021, lò cao cuối cùng đã được đưa vào hoạt động. Sau khi chạy hết công suất cả 4 lò cao tại Dung Quất, Hòa Phát sẽ nâng tổng sản lượng thép ra lò mỗi năm lên thành 8 triệu tấn, vượt qua Formosa Hà Tĩnh để trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam.

CTCP Ống Thép Hòa Phát đóng góp xấp xỉ 2.500 tỷ đồng lợi nhuận, gấp hàng chục lần con số 174 tỷ đồng của năm trước.

Trong năm 2020, Hòa Phát sản xuất 806.000 tấn ống thép, tiêu thụ 822.000 tấn – tăng 10% so với năm trước. Thị phần của Hòa Phát tiếp tục dẫn đầu với 31,7%, nhỉnh hơn mức 31,5% của 2019.

Thành viên nào đóng góp nhiều nhất cho lợi nhuận của Hòa Phát? - Ảnh 3.

Sản lượng và thị phần sản phẩm thép của Hòa Phát năm 2020. (Đồ họa: Đức Bùi).

Ống thép Hòa Phát có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành do tự chủ được nguồn cung nguyên liệu. Từ tháng 8/2020, Khu Liên hợp Dung Quất bắt đầu sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) để cung cấp cho các nhà máy cán ống thép, tôn mạ của Hòa Phát. Các công ty khác phải nhập khẩu HRC từ nước ngoài hoặc mua lại từ Hòa Phát.

Năm 2020, Hòa Phát sản xuất 686.000 tấn HRC và tiêu thụ 577.000 tấn. Năm 2021, Hòa Phát đặt mục tiêu bán ra 2,7 triệu tấn HRC, trên 5 triệu tấn phôi thép và thép xây dựng.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.