Thị trường chứng khoán: Cuộc chơi của nhà đầu tư nội

Theo ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc đầu tư Dragon Capital, điểm sáng trong thời gian gần đây là khối ngoại không còn ảnh hưởng quá lớn tới thị trường nữa. Từ tháng 2/2020 đến nay, khối ngoại rút ròng gần 2,5 - 3 tỷ USD nhưng thị trường vẫn tăng trưởng rất tốt.

Khối ngoại không còn ảnh hưởng quá lớn đến TTCK Việt Nam

Mới đây, Dragon Capital Việt Nam đã có buổi chia sẻ trực tuyến với chủ đề "Dòng tiền đang về đâu?", qua đó tập trung vào phân tích các chuyển động đáng chú ý của dòng tiền trong nền kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chia sẻ tại hội nghị, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc tư vấn đầu tư của công ty DCVFM (Dragon Capital Việt Nam) cho rằng độ sâu, độ rộng của TTCK Việt Nam tăng trưởng không tính bằng lần mà tính bằng hàng chục lần so với thời điểm cách đây 5 – 10 năm.

Cụ thể, vốn hoá thị trường đã tăng từ 40 – 50 tỷ USD năm 2010 lên 250 tỷ USD như hiện nay. Sự thay đổi của thị trường được thể hiện qua những con số ấn tượng.

"Hiện chúng ta có tới 42 công ty có giá trị vốn hóa lớn hơn 1 tỷ USD, trong khi con số này trong năm 2010 là 8 công ty. Đặc biệt, số lượng công ty có giá trị vốn hoá lớn trên 10 tỷ USD hiện là 3 công ty so với thời điểm năm 2010 là chưa có công ty nào. Thanh khoản thị trường đạt 800 triệu USD/ngày, gấp 8 lần mức 100 triệu USD/ngày trước kia."

Dragon Capital: TTCK bùng nổ NĐT cá nhân, cho vay margin tăng thêm 30.000 tỷ đồng năm 2021 - Ảnh 1.

Nhà đầu tư nước ngoài không còn giữ vai trò dẫn dắt với TTCK Việt Nam giai đoạn gần đây. (Ảnh chụp màn hình).

"Một điểm đáng chú ý khác là hoạt động của khối ngoại dẫn dắt thị trường trong suốt một thập kỷ qua. Những năm 2017, 2018, khối ngoại mua vào thị trường đi lên, khối ngoại bán ra thị trường đi xuống.

Tuy nhiên, điểm sáng trong thời gian gần đây là khối ngoại không còn ảnh hưởng quá lớn tới thị trường nữa. Từ tháng 2/2020 đến nay, khối ngoại rút ròng gần 2,5 - 3 tỷ USD nhưng thị trường vẫn tăng trưởng rất tốt, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới liên tục tự phá kỷ lục".

Chứng khoán Việt Nam bước vào giai đoạn bùng nổ NĐT cá nhân

Dragon Capital: TTCK bùng nổ NĐT cá nhân, cho vay margin tăng thêm 30.000 tỷ đồng năm 2021 - Ảnh 2.

(Ảnh chụp màn hình).

Theo Số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), GDP bình quân đầu người năm vừa qua của Việt Nam khoảng 3.700 USD/năm, con số này thấp hơn nhiều so với cách tính của Dragon Capital.

"Nếu tính dựa vào phương pháp thu nhập, bằng cách tính lương thưởng của 1.600 doanh nghiệp trên sàn chia đều cho lượng lao động, thì GDP bình quân đạt trên 10.000 USD/người. Số doanh nghiệp trên sàn thuê hơn 2 triệu lực lượng lao động, khá đại diện cho nền kinh tế.

Nếu tính thêm cả các khu vực doanh nghiệp ở nông thôn, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp tư nhân... thì GDP bình quân đầu người tối thiểu là 5.000 USD/người", ông Tuấn cho hay.

Con số này đặc biệt quan trọng vì vào những năm 1985 – 1988 tại Đài Loan khi GDP bình quân đầu người khoảng 5.000 USD thì lượng nhà đầu tư cá nhân tham gia TTCK tăng rất mạnh trong những năm tiếp theo.

Nguyên nhân là do lúc này người dân không phải lo cơm áo gạo tiền nữa, từ đó họ bắt đầu quan tâm và đầu tư vào sản phẩm tài chính dẫn đến bùng nổ về số lượng tài khoản.

Cũng theo ông Tuấn, một yếu tố khác góp phần thúc đẩy lượng tài khoản mở mới là chương trình mở tài khoản trực tuyến E-KYC.

Trước dịch COVID-19, lượng tài khoản mở mới bình quân/tháng là 17.900 tài khoản, trong giai đoạn dịch bệnh và trước khi có E-KYC là 32.000. Đến nay, nhờ E-KYC, con số này đã tăng lên 57.000 tài khoản. Đặc biệt, tháng 3 vừa qua, thị trường ghi nhận kỷ lục lần đầu có hơn 100.000 tài khoản chứng khoán mở mới trong một tháng.

Cụ thể, theo thông tin từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), tính đến cuối tháng 3, Việt Nam có 3.029.407 tài khoản, tăng 113.875 tài khoản so với cuối tháng 2. Như vậy, số lượng tài khoản mở mới trong tháng 3 phá vỡ kỷ lục đạt được trong tháng 1. Lũy kế 3 tháng đầu năm nay, nhà đầu tư mở mới 257.998 tài khoản, bằng 65% số lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020.

Giám đốc tư vấn đầu tư của DCVFM kỳ vọng trong vòng 3 - 5 năm tới số tài khoản mở mới trung bình sẽ đạt 50.00 - 70.000 tài khoản, như vậy độ sâu thị trường sẽ khác đi.

Năm 2021 sẽ có thêm khoảng 30.000 tỷ đồng cho vay margin

Liên quan đến hoạt động cho vay ký quỹ, thời gian qua các công ty chứng khoán gần như cạn tiền để cho vay. Vấn đề nằm ở chỗ, vốn vay margin của công ty chứng khoản tăng tương đối, lượng margin/vốn chủ sở hữu cũng tương đối, tuy nhiên nút thắt cổ chai giai đoạn 2017 - 2020 vẫn tồn tại. Đó là vốn chủ sở hữu của các công ty chứng khoán tăng lên quá ít, không đuổi kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng vấn đề này sẽ được giải quyết trong năm 2021 vì theo tính toán của Dragon Capital, vốn chủ sở hữu của các công ty chứng khoán sẽ tăng thêm gần 650 triệu USD, tương đương với khoảng 30.000 tỷ đồng dư nợ cho vay ký quỹ tăng thêm trong năm 2021.

Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng kỳ vọng, hiện tượng quá tải hệ thống sẽ được khắc phục trước tháng 8 năm nay.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.