Thống đốc NHNN: Dự trữ ngoại hối đạt mức cao nhất từ trước tới nay, góp phần ổn định tỷ giá

Theo Thống đốc Minh Hưng, trong 6 tháng đầu năm tỷ giá diễn biến khá ổn định, duy trì trong biên độ 0,2-0,3%. Đồng thời, dự trự ngoại hối đã đạt mức cao nhất từ trước tới nay.

Chia sẻ tại Hội nghị Chính phủ và các địa phương vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong 6 tháng đầu năm tỷ giá diễn biến khá ổn định, duy trì trong biên độ 0,2-0,3% và Việt Nam đã đạt mức dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước tới nay. Việc duy trì ổn định tỷ giá đã đóng góp rất quan trọng vào việc ổn định lạm phát.

"Đây cũng là yếu tố quan trọng để các tổ chức xếp hạng tín nhiệm duy trì mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, cũng như duy trì lòng tin của các nhà đầu tư, đặc biệt đây cũng là yếu tố để chúng ta thu hút đầu tư góp phần phục hồi nền kinh tế trong thời gian tới sau dịch", Thống đốc nhấn mạnh.

Nói về định hướng điều hành từ nay đến cuối năm, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh, hệ thống ngân hàng và NHNN khẳng định mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ là kiểm soát và giữ được ổn định vĩ mô nhưng đặt mục tiêu là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. 

Chính vì vậy hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục cam kết cung ứng đầy đủ, kịp thời nguồn vốn cho nền kinh tế, sẽ điều hành tỷ giá ổn định và sẵn sàng các biện pháp cần thiết can thiệp thị trường nếu có các biến động quá mức gây bất ổn vĩ mô.

Theo thống kê của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), sau nửa đầu năm 2019, đồng tiền của Việt Nam chỉ mất giá 0,13% so với USD trong khi các đồng tiền khác trong khu vực chịu ảnh hưởng mất giá tương đối mạnh như rupiah của Indonesia (mất giá 2,55%); bath của Thái Lan (mất giá 3,19%) và ringgit của Malaysia (mất giá 4,89%).

Dự trữ ngoại hối tiếp tục lập kỉ lục, tấm đệm vững chắc cho tỷ giá - Ảnh 1.

Nguồn: BVSC Research

BVSC cho rằng, sự ổn định của VND so với USD một phần do nguồn cung ngoại tệ tiếp tục dồi dào dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh. Cán cân xuất nhập khẩu hiện đang thặng dư khoảng 4 tỉ USD, nguồn thu ngoại tệ từ FDI và kiều hồi cũng không bị giảm quá nhiều trong 6 tháng đầu năm. Cụ thể lượng vốn FDI được giải ngân đạt khoảng 8,65 tỉ USD (giảm 4,9% với cùng kì).

Mặc dù, đồng nhân dân tệ có xu hướng mất giá nhanh trong những tuần gần đây có thể gây áp lực lên VND khi khiến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị đắt lên tương đối. Tuy nhiên, BVSC cho rằng duy trì tỷ giá ổn định với mức giảm giá vừa phải là một trong những ưu tiên trong điều hành chính sách của Việt Nam cộng thêm với nguồn cung ngoại tệ dồi dào và dự trữ ngoại hối ở mức lớn sẽ tiếp tục giúp VND ổn định trong thời gian tới.

Đồng quan điểm với BVSC, Chứng khoán MB (MBS) cho rằng VND là đồng tiền ổn định nhất khu vực và sẽ tiếp tục giữ vững được giá trị trong thời gian tới .

Theo MBS, trong khi đồng tiền các nước trong khu vực mất giá khoảng 1-5% so với đồng USD tính từ đầu năm thì các yếu tố vĩ mô thuận lợi như mức dự trữ ngoại hối cao hay lạm phát được kiểm soát và sự điều hành hợp lí của NHNN giúp đồng VND giữ vững giá trị.

"Trong giai đoạn thế giới hồi phục kinh tế, chúng tôi kì vọng tỷ giá sẽ tiếp tục diễn biến thuận lợi trong cả năm nay", nhóm phân tích MBS nhận định.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.