Thử nghiệm thành công vắc xin điều trị ung thư

Vắc xin điều trị ung thư được thử nghiệm thành công trên bệnh nhân ung thư da, mở ra hướng đi triển vọng trong việc chữa trị các loại ung bướu khác.

Vắc xin chữa ung thư luôn được coi là mục tiêu hướng đến của y học hiện đại bởi việc kích thích hệ thống miễn dịch nhắm đến và tiêu diệt các tế bào khối u là nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên hai thử nghiệm lâm sàng gần đây trên bệnh nhân ung thư da đã mang lại hy vọng cho việc phát triển loại vắc xin cá nhân hóa phù hợp với khối u của từng người.

thu nghiem thanh cong vac xin dieu tri ung thu
Vắc xin cá nhân hóa kích thích tế bào T của hệ miễn dịch tiêu diệt khối u, thử nghiệm thành công cho bệnh nhân ung thư da.

Cả hai nghiên cứu đều tập trung vào kháng nguyên ung thư, những phân tử đột biến chỉ có trên bề mặt các tế bào ung thư. Kháng nguyên này là mục tiêu lý tưởng cho liệu pháp miễn dịch vì chúng không xuất hiện trên tế bào khỏe mạnh. Nhiệm vụ của vắc xin là chỉ dẫn cho các tế bào miễn dịch của cơ thể, hay tế bào T, tìm kiếm và tiêu diệt những mô khối u có chứa kháng nguyên ung thư mục tiêu.

Thử nghiệm đầu tiên trong Viện Ung bướu Dana-Farber tại Boston (Mỹ), một số mẫu khối u được lấy tư 6 bệnh nhân ung thư hắc tố (dạng ung thư da nguy hiểm nhất). Những bệnh nhân được chuẩn đoán có nguy cơ tái phát cao sau khi loại bỏ khối u bằng phẫu thuật. Đối với mỗi bệnh nhân, các nhà nghiên cứu xác định được 20 loại kháng nguyên khác nhau trên mỗi khối u.

Thuật toán máy tính sau đó được sử dụng để giúp các nhà nghiên cứu chọn những mẫu kháng nguyên cụ thể nhằm kích thích tế bào T của cơ thể một cách tốt nhất. Những kháng nguyên sau đó được tổng hợp, pha trộn với chất bổ trợ để kích thích phản hồi của hệ miễn dịch rồi tiêm vào từng bệnh nhân.

4 trong số 6 bệnh nhân không tái phát ung thư trong 25 tháng sau khi tiêm vắc xin trong lần thử nghiệm đầu tiên. 2 bệnh nhân còn lại có biểu hiện tái phát mặc dù trong những trường hợp đó, tế bào ung thư đã lan sang phổi. Sau lần điều trị thứ 2 kết hợp với thuốc pembrolizumad, bệnh tình của họ có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.

Thử nghiệm thứ 2 được thực hiện bởi Công ty Biopharmaceutical New Technologies tại Đức, sử dụng phương pháp nhắm đến kháng nguyên tương tự trên 13 bệnh nhân ung thư hắc tố. Những vắc xin nhắm đến 10 loại kháng nguyên riêng biệt trên mỗi bệnh nhân, kết quả có 8 người không có dấu hiệu tái phát.

Các loại vắc xin trong cả 2 cuộc nghiên cứu đã thành công trong việc tiêu diệt ung thư bằng việc kích thích các tế bào T, bao gồm tế bào CD8+ và tế bào hỗ trợ CD4+. Nghiên cứu cũng phát hiện tế bào T có thể nhắm đến chính xác khối u của bệnh nhân.

Mặc dù thử nghiệm còn trong giai đoạn đầu, những kết quả đem lại rất hứa hẹn. Cùng với thêm nhiều thử nghiệm lâm sàng sâu rộng trong tương lai, rất có thể loại vắc xin này sẽ đem lại kết quả trên nhiều loại ung thư khác. Thử nghiệm quy mô lớn trên các bệnh nhân ung thư bàng quang và phổi cũng đang được tiến hành.

Ngay cả khi các vắc xin cá nhân hóa này chứng minh được sự hiệu quả rộng rãi, một trong những vấn đề nữa cần phải vượt qua đó là chi phí và thời gian sản xuất. Theo các chuyên gia, vắc xin kháng nguyên ung thư cho một bệnh nhân có chi phí sản xuất lên tới 60.000 USD. Khi sử dụng song song với những loại thuốc tân tiến khác, bệnh nhân có thể phải tiêu tốn hàng trăm nghìn USD cho quá trình điều trị.

Thời gian để làm ra vắc xin cho mỗi cá nhân cũng là vấn đề đáng lưu ý trước khi sản xuất đại trà. Phải mất vài tháng để tạo ra vắc xin trong cả hai cuộc nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng có thể cắt giảm thời gian xuống dưới 6 tháng, mặc dù vẫn là một khoảng thời gian dài cho việc sản xuất hàng loạt.

Đặt sang một bên thách thức về thời gian và chi phí, những vắc xin kháng nguyên trên đã mở ra hướng đi mới trong việc cá nhân hóa điều trị ung thư. Phương pháp cho phép hệ miễn dịch tấn công chính xác các khối u cụ thể thông qua vắc xin tùy biến.

thu nghiem thanh cong vac xin dieu tri ung thu Ôtô đầu tiên trên thế giới chạy bằng xăng sinh học từ bã rượu whisky

Bã rượu phế thải đã được các nhà khoa học Scotland tận dụng để sản xuất ra xăng sinh học, tạo nên ngành công nghiệp ...

thu nghiem thanh cong vac xin dieu tri ung thu Máy bay siêu thanh tiến thêm một bước tới hiện thực hóa

Loại vật liệu phủ gốm mới chống oxy hóa và chịu nhiệt lên tới 3.000 độ C, có thể dùng cho vỏ máy bay siêu ...

thu nghiem thanh cong vac xin dieu tri ung thu 5 đề án khả thi cho thiết kế xe tương lai

Ván bay từ tính, xe tự leo cầu thang... là hai trong nhiều đề án dành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế xe tương ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.