Thủ tướng: Bỏ ngay tư duy nhiệm kỳ, đừng ngồi chờ doanh nghiệp đến “nhờ” mới làm

Đó là những lưu ý được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh khi phát biểu tại Hội nghị Tham tán thương mại năm 2018 do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay (7/2).

thu tuong bo ngay tu duy nhiem ky dung ngoi cho doanh nghiep den nho moi lam

Cần vượt qua tư duy nhiệm kỳ

Phát biểu tại Hội nghị Tham tán thương mại sáng nay (7/2), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết năm 2017 đã đạt kỷ lục về kim ngạch thương mại với 425 tỷ USD, riêng khẩu của Việt Nam đạt 214 tỷ USD. Có 29 mặt hàng có giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ USD.

Ngoài ra, Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ; có 59 quốc gia đối tác công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Sau 10 năm gia nhập WTO 2007-2017, tổng kim ngạch thương mại việt Nam tăng gấp 3 lần.

“Đạt được con số ấn tượng này có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống thương vụ Việt Nam”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, Việt Nam là một trong những nước tham gia các hiệp định thương mại tự do nhiều nhất khu vực. “Nhờ mở cửa bên ngoài, việc cải cách bên trong được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Càng khó khăn thì càng phải mở cửa, chứ không phải khó mà co cụm lại”, Thủ tướng nói.

Bên cạnh việc ghi nhận những kết quả đã đạt được, Thủ tướng cũng lưu ý các cán bộ thương vụ tuyệt đối không được có tuy duy nhiệm kỳ. Cũng theo Thủ tướng, thực tế vẫn còn tình trạng “lo việc riêng hơn việc nước”, có cán bộ còn chưa thạo việc, có đồng chí còn ngại khó khăn, gian khổ.

“Các đồng chí cần vượt qua tư duy nhiệm kỳ, vượt qua việc e ngại khó khăn, tận dụng tốt cơ hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ, Chính phủ có thể xem xét cơ chế phù hợp tương thích với sự cống hiến và đóng góp của các đồng chí và ngược lại”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến hai chữ “phục vụ”. Thủ tướng yêu cầu các thương vụ phải thực hiện tốt phương châm 10 chữ “kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” bằng các việc làm cụ thể phục vụ doanh nghiệp.

Theo đó, Thủ tướng lưu ý đừng chỉ ngồi chờ doanh nghiệp đến “nhờ” mà cần chủ động kết nối với đối tác sở tại để có thông tin, can thiệp, hỗ trợ, phục vụ doanh nghiệp; nhạy bén, kịp thời cung cấp thông tin.

Đồng thời khuyến nghị chính sách về thị trường, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư của các doanh nghiệp, địa phương, thúc đẩy hàng Việt Nam thâm nhập bền vững vào thị trường nước sở tại…

“Anh phải tìm hiểu xem ở Việt Nam có những mặt hàng nào có thể đẩy mạnh xuất khẩu. Tư tưởng phục vụ, chủ động này rất quan trọng. Tình trạng ngồi chờ, thụ động vẫn còn rất phổ biến”, Thủ tướng yêu cầu.

Muốn làm được như vậy Thủ tướng cho rằng hệ thống thương vụ Việt Nam cần nhạy bén hơn nữa, kịp thời phân tích thông tin thị trường, không để tình trạng “ếch ngồi đáy giếng”. Qua đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt Nam thâm nhập bền vững hơn vào các nước sở tại.

Bên cạnh đó, thương vụ cần làm việc với các bộ, cơ quan quản lý thương mại của nước sở tại để hai bên thực hiện cảnh bảo sớm cho nhau những tranh chấp thương mại tiềm ẩn để có biện pháp xử lý, hạn chế thấp nhất các tranh chấp thương mại.

“Thời này anh làm dối làm trá không được đâu”

Thủ tướng cho rằng để thúc đẩy hàng xuất khẩu thì không chỉ là nhiệm vụ đặt ra đối với các thương vụ ở nước ngoài, mà việc quản ý trong nước cần phải tốt, đảm bảo chất lượng, không xảy những vụ việc như tôm bơm tạp chất…

“Thời này anh làm dối làm trá không được đâu. Thay vào đó cần phải khẳng định thương hiệu, chất lượng sản phẩm Việt Nam trên trường quốc tế. Có như vậy thương vụ đi ra ngoài mới “mạnh miệng” được”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng cho biết vẫn còn tình trạng sản xuất lô đầu rất tốt nhưng sau thì “tiền hậu bất nhất”, vấn đề này cần được khắc phục.

Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính cũng cần tốt hơn, giải quyết tạo điều kiện tốt hơn xuất khẩu vì “thủ tục ra khó khăn, vào cũng trở ngại thì làm sao phát triển được”.

Kết luận chỉ đạo, Thủ tướng nhấn mạnh, từ năm 2019, dự kiến nhiều FTA sẽ bắt đầu có hiệu lực, cơ hội từ các FTA này là rất lớn khi cộng hưởng với ưu đãi từ các FTA khác.

Chúng ta có thể tạo ra một thị trường tự do rộng khắp cho hàng hóa Việt Nam, tạo điều kiện cho sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam.

Khi đó, quan tâm đến Việt Nam, người ta không chỉ nói đến thị trường của 100 triệu dân Việt Nam, hay cầu nối của thị trường trên 630 triệu dân của ASEAN mà là nói đến một thị trường tự do có quan hệ thương mại tự do FTA với 55 quốc gia, nền kinh tế thế giới.

Thủ tướng nhắc nhở, các cán bộ thương vụ cần lấy thành công của doanh nghiệp, của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam làm thước đo hiệu quả làm việc của mình.

Về các Hiệp định FTA, tính đến cuối năm 2017, ta đã ký và tham gia tổng cộng 11 Hiệp định (FTA với ASEAN, FTA giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc - NewZealand, Ấn Độ, FTA song phương với Chi-lê, Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh Kinh tế Á Âu.

FTA mới nhất được ký là FTA giữa ASEAN và Hongkong).

Đã đàm phán xong Hiệp định CPTPP, dự kiến sẽ ký vào ngày 8 tháng 3 năm 2018 tại Chi-lê. Hiệp định FTA với EU cũng đã đàm phán xong, hiện đang chờ xử lý nốt các vấn đề kỹ thuật phát sinh từ cách hiểu mới về thẩm quyền phê chuẩn FTA của Liên minh châu Âu. Các hiệp định đang được đàm phán gồm có Hiệp định RCEP, FTA với khối EFTA và FTA với Israel.

thu tuong bo ngay tu duy nhiem ky dung ngoi cho doanh nghiep den nho moi lam Dọn sạch 'sạn' những lễ hội đón Xuân Mậu Tuất: Chấn chỉnh các 'điểm nóng'

Các lễ hội đầu năm luôn là những không gian văn hóa thu hút hàng triệu lượt du khách. Nhưng, tình trạng phản cảm, biến ...

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.