Thương lái Trung Quốc thu mua cây rừng sau thời gian dài vắng bóng

Sau một thời gian ngưng hoạt động, thương lái Trung Quốc đã trở lại các buôn làng ở Tây Nguyên để thu mua cây rừng một cách ồ ạt.
thuong lai trung quoc tro lai thu mua cay rung sau thoi gian dai vang bong Thương lái Trung Quốc ngưng mua, chuối đổ cho dê ăn
thuong lai trung quoc tro lai thu mua cay rung sau thoi gian dai vang bong Gia Lai: Người dân ồ ạt vào rừng chặt rễ cây bán cho thương lái Trung Quốc
thuong lai trung quoc tro lai thu mua cay rung sau thoi gian dai vang bong
Nhiều cây cu ly được tập kết về bãi đợi các thương lái mang đi. Ảnh: Trang Anh.

Những ngày gần đây, một số huyện Đắk Tô, Ngọc Hồi, Đắk Glei (tỉnh Kon Tum) bỗng nhiên nhộn nhịp kẻ ra người vào. Theo một số người dân tại đây cho biết, ai nấy đều tất bật do sự trở lại mạnh mẽ của thương lái Trung Quốc để mua cây rừng. Sau một thời gian dài vắng bóng, các thương lái đã đội giá để thu mua loại cây cu ly khiến nhiều người dân hồ hởi vào rừng chặt cây về bán.

Trước đó, vào đầu năm 2016, một số thương lái ở Trung Quốc cũng đến một số huyện ở tỉnh Kon Tum thu mua cây cu ly. Chủ yếu người dân là đồng bào dân tộc thiểu số lên khu vực đồi núi, cửa khẩu để tìm kiếm loại cây này mang về bán. Trải qua một năm im hơi lặng tiếng, nay các thương lái lại quay trở lại thu mua một cách ồ ạt hơn.

Theo quan sát của chúng tôi tại xã Tân Cảnh, huyện Đắk Tô, cây cu ly được chất thành từng đống, nằm ngổn ngang trên nền của các sân phơi và được phân loại sẵn, chỉ chờ thương lái đến mua về.

thuong lai trung quoc tro lai thu mua cay rung sau thoi gian dai vang bong
Cây cu ly được người dân lùng sục khắp mọi nơi để đưa về bán. Ảnh: Trang Anh.

Một số người dân nơi đây cho biết, giá cây cu ly được thương lái thu mua với 2.000 đồng/kg, bằng với số tiền cùng kì năm ngoái. Không những thế nhiều thương lái vào tận khu vực biên giới để thu mua của người dân rồi đưa về bãi tập kết tại huyện Đắk Tô.

Đa số người dân đều cho biết, họ không hề hay biết các thương lái thu mua loại cây này về làm gì, chỉ biết là được giá nên kéo nhau lên rừng tìm kiếm rồi mang về bán. Chính vì khai thác quá ồ ạt nên hiện nay cây cu ly đang dần bị khan hiếm.

thuong lai trung quoc tro lai thu mua cay rung sau thoi gian dai vang bong
Cây cu ly phơi khắp các sân. Ảnh: Trang Anh.

Ông Giáp Văn Thi, một thương lái cho hay, tính đến thời điểm hiện tại ông đã thu mua được hơn 60 tấn cây cu ly về bán.

“Tôi thu mua của người dân với giá 2000 đồng/kg, sau khi sơ chế theo yêu cầu của chủ hàng tôi bán lại với giá 10.000 đồng/kg để kiếm tiền chênh lệch. Nhưng hiện nay, loại cây này đang ngày càng khan hiếm và bị các cấp chính quyền ngăn cấm chặt phá cùng tình trạng người dân khai thác quá mức. Do đó, giá của cây này ngày càng cao lên dần so với cùng kì năm ngoái”, ông Thi nói.

Khi chúng tôi hỏi cây ngày càng khan hiếm sao vẫn thu mua, ông Thi phân bua, cây cu ly cạn kiệt dần là do nhiều người dân vì lợi nhuận trước mắt nên đã vào rừng sâu hoặc đến khu vực biên giới Lào, Campuchia để chặt về bán mà không biết tác dụng hay ích lợi ẩn chứa trong đó.

thuong lai trung quoc tro lai thu mua cay rung sau thoi gian dai vang bong
Được giá nên nhiều người dân đổ xô đi tìm kiếm cây cu ly về bán. Ảnh: Trang Anh.

Bà Đoàn Thị Tuần, Chủ tịch Hội Đông y – Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết, cây lông cu ly (hay cẩu tích) có rất nhiều công dụng đối với cơ thể con người. Đây là cây thuốc bổ dương, bổ khí, chữa thoái hóa cột sống, chữa đau khớp, phong thấp, đau dây thần kinh tọa...

“Cây cu ly là một trong những loại cây dược liệu quý hiếm nên cần được bảo vệ, tránh khai thác một cách ồ ạt. Cùng với đó, cần phải có cơ chế thu mua một cách tuần tự để phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân”, bà Tuần nói thêm.

Ông Nguyễn Minh Gia Hải, cán bộ pháp chế hạt kiểm lâm huyện Ngọc Hồi cho hay, đơn vị đã nắm bắt được thông tin có nhiều người dân vào rừng lấy cây cu ly về bán cho thương lái.

“Hiện hạt kiểm lâm đã phối hợp với UBND huyện cùng các cấp chính quyền rà soát, kiểm tra và ngăn chặn tình trạng khai thác cây cu ly một cách trái phép. Hạt cũng đã giao cho từng xã tăng cường tuần tra, kiểm soát những khu vực người dân hay lui đến khai thác cu ly. Từ đó, sẽ có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật”, ông Hải khẳng định.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.