Thủy sản An Giang dự kiến lãi 12 tỉ đồng năm 2021

CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang đặt kế hoạch doanh thu 700 tỉ đồng và lợi nhuận 12 tỉ đồng năm 2021, bằng 80% và 55% mục tiêu của năm 2020.

Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Mã: AGF) vừa thông qua kế hoạch năm 2021 với doanh thu 700 tỉ đồng và lợi nhuận 12 tỉ đồng.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 15 triệu USD, tương đương hơn 345 tỉ đồng với sản lượng xuất khẩu dự kiến là 5.250 tấn năm 2021.

Thủy sản An Giang lường trước thách thức năm 2021 - Ảnh 1.

Kế hoạch năm 2021 của AGF. (Ảnh: AGF).

Năm 2020, AGF đặt mục tiêu kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 880 tỉ đồng và 22 tỉ đồng. Như vậy, kế hoạch mà HĐQT đặt ra cho năm 2021 chỉ bằng 80% và 55% chỉ tiêu của năm 2020.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, ban lãnh đạo cho biết công ty gặp nhiều khó khăn do thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc ngưng trệ. 

Công ty tiếp tục tạm ngưng hoạt động của hai nhà máy đông lạnh và tập trung đẩy mạnh các sản xuất mặt hàng giá trị gia tăng xuất khẩu sang châu Âu,...

Bên cạnh đó, trong năm nay, công ty cũng sẽ xóa gần tỉ đồng các khoản nợ khó đòi.

Theo báo cáo mới nhất mà công ty công bố, quí II/2020, AGF đem về 187 tỉ đồng doanh thu thuần, giảm 3% so với cùng kì; lợi nhuận sau thuế tăng 135% lên 5,4 tỉ đồng do các chi phí hoạt động giảm và thu nhập khác tăng.

Qua 6 tháng, doanh thu thuần của AGF giảm 2% so với cùng kì về 360 tỉ đồng. Lãi ròng ghi nhận 3,4 tỉ đồng so với khoản lỗ 120 tỉ đồng cùng kì. Với kết quả trên, công ty mới thực hiện 41% và 19% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế.

Thủy sản An Giang lường trước thách thức năm 2021 - Ảnh 2.

Kết quả kinh doanh của AGF lao dốc sau năm 2015. (Ảnh: Minh Hằng tổng hợp từ báo cáo tài chính của AGF).

Về các chỉ tiêu tài chính, tổng tài sản đến cuối quí II của công ty đạt 769 tỉ đồng, tăng hơn 8 tỉ đồng so với đầu năm. Trong đó, tiền mặt chỉ đạt gần 7 tỉ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho của AGF đạt 467 tỉ đồng, giảm 9 tỉ đồng và chiếm 61% tổng tài sản.

Tổng nợ phải trả chiếm 79% cơ cấu nguồn vốn, đạt 605 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là âm 529 tỉ đồng.

Nói thêm về nợ vay của AGF, tính đến ngày 30/6, công ty đã giảm nợ vay về còn hơn 490 tỉ đồng so với mức trên 1.000 tỉ đồng năm 2015. Phần lớn nợ đi vay của công ty là ngắn hạn, hơn 389 tỉ đồng từ ngân hàng BIDV.

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...