Tỉ phú ở châu Á - Thái Bình Dương nhiều nhất thế giới

Số lượng tỉ phú ở châu Á - Thái Bình Dương đang dẫn đầu toàn cầu, với 831 người siêu giàu (38%). Trong khi châu Mỹ ghi nhận 762 tỉ phú (chiếm 35%) và 596 người (27%) ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA).
Tỉ phú ở châu Á - Thái Bình Dương nhiều nhất thế giới - Ảnh 1.

Số lượng tỉ phú ở châu Á - Thái Bình Dương dẫn đầu toàn cầu. (Ảnh: Reuters).

Theo CNBC, toàn cầu hiện nay có 2.189 tỉ phú với tổng tài sản trị giá 10.200 tỉ USD. Sự biến động của thị trường chứng khoán do ảnh hưởng từ đại dịch đã góp phần làm gia tăng khối tài sản của những người giàu có trên thế giới lên một mức cao mới. 

Theo ngân hàng Thụy Sĩ UBS, tính đến hết tháng 7/2020, châu Á - Thái Bình Dương chiếm số lượng cá nhân có giá trị tài sản ròng cao nhất, với 831 (38%) người siêu giàu trong khu vực - nơi tài sản của các tỉ phú hiện lên tới 3.300 tỉ USD.

Trong khi châu Mỹ ghi nhận 762 tỉ phú (chiếm 35%) và 596 tỉ phú (27%) ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA).

Anurag Mahesh của UBS Global Wealth Management cho biết kết quả dựa trên các cuộc phỏng vấn và thu thập dữ liệu từ 2.000 tỉ phú trên 43 thị trường. Điều này cho thấy Châu Á - Thái Bình Dương vẫn giữ được vị thế tăng trưởng tài sản tốt trên toàn cầu.

Trung Quốc đại lục nổi lên là thị trường tạo ra của cải hàng đầu trong khu vực, với 415 tỉ phú, tiếp theo là Ấn Độ (114), Hồng Kông (Trung Quốc) với 65 tỉ phú, Đài Loan (Trung Quốc) với 40 người và Australia (39). Nghiên cứu cho thấy Mỹ là quê hương của 636 tỉ phú.

"Cỗ máy" tạo ra của cải

Phần lớn sự tăng trưởng tài sản của các tỉ phú trong năm nay có mối tương quan chặt chẽ với sự phục hồi của thị trường kể từ đợt bán tháo ấn tượng hồi tháng 4, vì tài sản của giới siêu giàu thường gắn liền với các công ty mà họ điều hành hoặc đầu tư.

Tuy nhiên, từ năm 2019 đến tháng 4 năm 2020 - mốc đỉnh điểm của sự suy thoái, tài sản của các tỉ phú châu Á nổi lên tương đối ổn định, giảm 2,1% so với 10,1% ở EMEA và 7,4% ở châu Mỹ.

Manesh, người đứng đầu UBS’s Global Family Office cho biết, điều này có thể liên quan một phần đến sự thống trị của khu vực về hai ngành công nghiệp chủ chốt, công nghệ và chăm sóc sức khỏe. Tốc độ phát triển của hai ngành này cũng đã tăng mạnh sau đại dịch.

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có số lượng tỉ phú ngành công nghệ và chăm sóc sức khỏe cao nhất thế giới, với 181 người (8%) tổng số tỉ phú, so với 153 (7%) ở châu Mỹ và 88 (4%) ở EMEA. 

Tỉ phú ở châu Á - Thái Bình Dương nhiều nhất thế giới - Ảnh 2.

Jack Ma - tỉ phú giàu nhất Trung Quốc ba năm liên tiếp. (Ảnh: Getty).

Sự đầu tư và ưu tiên đột phá, đổi mới trong hai lĩnh vực này giúp các tỉ phú này vượt lên dẫn trước so với các "đồng nghiệp truyền thống" khác.

"Thập kỉ qua, tài sản của các tỉ phú thuộc lĩnh vực công nghệ đã tăng 5,7 lần trong khi tài sản của các tỉ phú trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tăng 2,3 lần", Anuj Kagalwala, đại diện của PwC Singapore và là tác giả của nghiên cứu thông tin.

Quyên góp cho đại dịch

Báo cáo được đưa ra khi các nhà kinh tế cho rằng sự phục hồi hình chữ K có thể xảy ra sau đại dịch Covid-19, do có tốc độ phục hồi khác nhau giữa các lĩnh vực trong nền kinh tế.

Trong trường hợp này, tài chính của những người giàu nhất nhanh chóng phục hồi trong khi những người nghèo nhất lại trì trệ, thậm chí xấu đi.

Báo cáo cũng cho thấy 209 tỉ phú đã đóng góp tổng cộng 7,2 tỉ USD cho đại dịch từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020.

Trong số đó, 175 tỉ phú (76%) là nhà tài trợ, nghĩa là họ quyên góp tiền cho các nỗ lực cứu trợ, trong khi 24 người (19%) là các nhà sản xuất thay thế và khởi động lại dây chuyền máy móc của họ để sản xuất thiết bị. 10 người trong số họ (5%) là những doanh nhân có tầm ảnh hưởng, những cá nhân đã đóng góp vào các chiến lược dài hạn như tìm kiếm vắc xin.

chọn
'Đất huyện ven trúng đấu giá gấp nhiều lần khởi điểm là đúng thực tế'
Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng các địa phương đã kiểm soát chặt công tác đấu giá nhưng thời điểm giao thoa giữa luật cũ và mới phần nào khiến giá trúng tăng cao.