Tích lũy tăng trưởng kinh tế 5 năm của Mỹ bị thổi bay vì đại dịch Covid-19

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ sụt giảm kỉ lục trong quý II/2020 và một tương lai mờ mịt đang chờ phía trước khi các gói cứu trợ của chính phủ sắp hết hiệu lực.

Tờ New York Times của Mỹ vừa có bài phản ánh về sức tàn phá nặng nề của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế nước này. Những khó khăn của nền kinh tế ngày càng chồng chất và rõ ràng hơn khi chính phủ Mỹ cho biết sự sụt giảm GDP kéo dài trong ba tháng gần đây đã thổi bay tích lũy tăng trưởng kinh tế 5 năm của nền kinh tế hàng đầu thế giới này.

The New York Times: Tích lũy tăng trưởng kinh tế 5 năm của Mỹ bị thổi bay vì đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Cảnh ngồi chờ để nhận trợ giúp thất nghiệp ở Tulsa, Okla, Mỹ tuần trước. (Ảnh: The New York Times).

Bộ Thương mại Mỹ công bố GDP nước này lao dốc 9,5% trong quý II/2020, tương đương 32,9% cả năm, do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, các doanh nghiệp giảm đầu tư và thương mại toàn cầu rệu rã.

Nếu như không có gói viện trợ trị giá hàng nghìn tỉ USD từ chính phủ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, GDP của nước này có lẽ còn giảm sâu hơn nữa.

Các cấu phần tạo nên GDP như chi tiêu hộ gia đình, xuất khẩu, hàng tồn kho, đầu tư và chi tiêu của chính quyền bang & địa phương đồng loạt đi xuống.

Chi tiêu hộ gia đình thường đóng góp khoảng 2/3 GDP của nước Mỹ. Trong quí II, khoản mục này giảm 25%, bao gồm cả chi tiêu cho y tế, quần áo, ... Sự đi xuống của hàng tồn kho chủ yếu là do ngành xe hơi.

Các bằng chứng cho thấy, nỗ lực đóng băng nền kinh tế và đánh bại virus corona đã không tạo ra được sự phục hồi nhanh chóng mà nhiều người hình dung. Số lượng ca nhiễm mới và tử vong vì Covid-19 tăng vọt trên cả nước buộc chính quyền các bang phải tái áp dụng giãn cách xã hội, khiến hoạt động kinh tế tiếp tục đình trệ và người tiêu dùng bất an. Trong khi đó, nguồn cứu trợ từ chính phủ cũng sắp cạn kiệt và đặc biệt bang Washington đang rơi vào tình trạng bế tắc.

Tờ New York Times dẫn lời ông Heather Boushey, Chủ tịch Trung tâm Tăng trưởng Công bằng Washington, nói: "Việc hạn chế các hoạt động lẽ ra là một giải pháp tốt và cần thiết để kiểm soát virus. Nhưng chúng ta đều biết rằng đây không phải một trận chiến ngắn hạn. Chúng ta đã không thể kiểm soát được virus".

Dữ liệu từ châu Âu cũng cho thấy tình cảnh tương tự. Ngày 30/7, Đức cũng báo cáo mức sụt giảm GDP khủng khiếp trong quý II, thậm chí mức giảm còn sâu hơn của Mỹ. Tuy nhiên, Đức lại kiểm soát tình hình Covid-19 tốt hơn với số lượng các ca bệnh mới giảm mạnh và duy trì ở mức thấp. Điều này giúp nền kinh tế phục hồi nhanh hơn trong những tuần gần đây.

Trong khi đó, tại Mỹ, sự phục hồi dường như bị đình trệ. Hơn 1,4 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần trước, theo Bộ Lao động nước này. Đây là tuần liên tiếp thứ 19 con số này vượt quá một triệu người, mức chưa từng thấy trước đại dịch.

Hơn 830.000 người cũng nộp đơn xin trợ cấp theo chương trình Hỗ trợ Thất nghiệp Đại dịch của liên bang, chương trình dành cho các lao động tự do và những người không được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ bảo hiểm.

Như vậy, tổng cộng có khoảng 30 triệu người Mỹ đang nhận trợ cấp thất nghiệp. Nhiều người trong số họ mất việc làm vĩnh viễn. Các nhà kinh tế lo ngại rằng báo cáo việc làm hàng tháng công bố vào tuần tới sẽ cho thấy số việc làm giảm mạnh trong tháng 7 sau hai tháng tăng mạnh. Sự phục hồi chậm chạp cùng với các dấu hiệu trượt dốc đang gây tổn hại nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng.

Các nhà phân tích cho biết nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái với tốc độ và mức độ nghiêm trọng chưa từng có. Trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, nền kinh tế lớn nhất thế giới hứng chịu cú trượt dốc lớn gấp đôi so với hồi Đại suy thoái cách đây một thập kỷ.

Các chuyên gia kinh tế và nhà dịch tễ học mô tả sự thất bại của Mỹ trong việc kiểm soát virus trong thời gian phong tỏa ban đầu là một "cơ hội bị bỏ lỡ". Các nỗ lực hỗ trợ tài chính của chính phủ phần lớn đã phát huy hiệu quả. Sau khi giảm mạnh vào tháng 3 và tháng 4, doanh số bán lẻ đã tăng trở lại vào tháng 5 và tháng 6 khi các khoản tiền hỗ trợ và 600 USD trợ cấp thất nghiệp hàng tuần bắt đầu được chuyển đến tay người tiêu dùng. Các khoản vay được thực hiện theo Chương trình Bảo vệ Tiền lương cho phép người lao động quay trở lại các doanh nghiệp nhỏ.

Tuy nhiên, các chương trình này đã hoặc chuẩn bị hết hạn. Trong khi đó, những bất đồng về cách thức và chi tiêu bao nhiêu giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng Hòa trong Quốc hội Mỹ đang làm trì hoãn nỗ lực để kéo dài các chương trình trợ giúp này.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.