Tiêu xuất khẩu nửa đầu năm giảm về sản lượng, kim ngạch lẫn giá thành

Mỗi tấn tiêu xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm nay có giá gần 2.134 USD, giảm khoảng 17% so với cùng kì năm trước. Phần lớn các nước EU là nhưng thị trường tiêu Việt Nam xuất được giá nhất.

Theo ghi nhận từ Tổng cục Hải quan, tháng 6/2020 là tháng thứ ba liên tiếp kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sụt giảm so với tháng liền trước.

Diễn biến kim ngạch xuất khẩu tiêu so với tháng liền trước trong năm 2020

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

6 tháng đầu năm 2020 cả nước xuất khẩu 166.812 tấn hạt tiêu, tương đương 355,92 triệu USD, giá trung bình 2.133,7 USD/tấn.

Tính riêng tháng 6, kim ngạch xuất khẩu tiêu giảm 22,6% so với tháng 5 đạt 47,2 triệu USD; sản lượng giảm 32,6% đạt 20.449 tấn song tăng 15% về giá đạt 2.306,5 USD/tấn.

Lũy kế 6 tháng cả nước xuất khẩu 166.812 tấn hạt tiêu với trị giá 355,92 triệu USD; giá trung bình 2,133,7 USD/tấn. So với cùng kì năm ngoái giảm 5,7% về lượng; giảm 21% về kim ngạch và giảm 16,6% về giá.

Xuất khẩu tiêu sang các thị trường lớn của Việt Nam trong nửa đầu năm nay phần lớn đều giảm về kim ngạch. Trong đó Mỹ đứng đầu về kim ngạch chiếm 20% đạt hơn 71 triệu USD giảm hơn 21% cùng kì.

Thị trường theo sau là Ấn Độ cũng giảm gần 8% đạt 18,7 triệu USD. Đáng chú ý tiêu xuất sang Myanmar tăng đến gần 80% đạt 8,7 triệu USD đưa nước thành vào top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu tiêu nhiều nhất trong 6 tháng qua.

Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu tiêu nhiều nhất 6 tháng đầu năm 2020

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Xét về giá cả, hầu hết tiêu xuất sang các nước EU có giá cao. Trong đó giá xuất sang Bỉ đạt mức cao nhất với 3.227 USD/tấn, gấp 1,5 giá bình quân. Hà Lan cũng là thị trường giá tiêu Việt nam đạt trên 3.000 USD.

Top 10 thị trường tiêu Việt Nam xuất khẩu đạt giá cao trong 6 tháng đầu năm 2020

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV


Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt tiêu sang đa số thị trường sụt giảm so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó Malaysia giảm 30% lượng và giảm 36% kim ngạch; đạt 618 tấn trị giá 1,6 triệu USD. Nam Phi giảm 26% lượng và giảm 36% kim ngạch; đạt 1.228 tấn trị giá trên 3 triệu USD. 

Xuất khẩu tăng mạnh ở một số nước như Algeria tăng 128% lượng và tăng 74% kim ngạch; đạt 943 tấn trị giá 1,7 triệu USD. Myanmar tăng 93% lượng và tăng 73% kim ngạch; đạt 4.156 tấn trị giá 8,8 triệu USD. Ba Lan tăng 60% lượng và tăng 24% kim ngạch; đạt 2.030 tấn trị giá 4,2 triệu USD.

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC) nhận định COVID-19 có khả năng bùng phát lần hai đã ảnh hưởng đến nhu cầu của một số thị trường xuất khẩu chính. 

Cùng với đó, Trung Quốc đẩy mạnh lượng tiêu bán ra cũng tác động đến giá xuất khẩu tiêu của Việt Nam. 

Thị trường xuất khẩu hạt tiêu hiện khá trầm lắng và rất ít người mua. Ấn Độ và các nước đang giảm mua khiến cho xuất khẩu hạt tiêu gặp nhiều khó khăn, trong khi nguồn cung vẫn dồi dào, khiến giá xuất khẩu hạt tiêu sụt giảm.

Chi tiết xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020

Thị trường
6 tháng đầu năm 2020
So với cùng kì 2019 (%)
Tỉ trọng (%)
Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Đơn giá

(USD/tấn)

Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Tổng
166.812
355.919.188
2.134
-5,7
-21,1
100
100
Mỹ
28.753
71.429.158
2.484
3,79
-7,53
17,24
20,07
Ấn Độ
8.596
18.748.683
2.181
-37,8
-44,7
5,15
5,27
Đức
6.412
16.979.732
2.648
-8,76
-17,6
3,84
4,77
Pakistan
7.084
14.314.847
2.021
-7,66
-23,2
4,25
4,02
Hà Lan
4.407
13.529.028
3.070
-7,71
-18,5
2,64
3,8
UAE
5.984
12.426.839
2.077
-11,84
-22,2
3,59
3,49
Ai Cập
6.660
12.247.289
1.839
24,6
6,89
3,99
3,44
Thái Lan
3.438
9.574.472
2.785
-12,09
-19,2
2,06
2,69
Anh
3.068
8.864.976
2.889
25,69
7,97
1,84
2,49
Myanmar
4.156
8.746.254
2.104
92,85
72,83
2,49
2,46
Hàn Quốc
3.351
8.031.009
2.397
-1,44
-15
2,01
2,26
Philippines
3.660
7.497.634
2.049
19,96
12,34
2,19
2,11
Nga
3.294
6.694.394
2.032
15,54
5,19
1,97
1,88
Thổ Nhĩ Kỳ
2.450
4.680.022
1.910
1,49
-12,1
1,47
1,31
Arab Saudi
2.043
4.535.463
2.220
-6,41
-18
1,22
1,27
Canada
1.660
4.443.876
2.677
2,6
-7,31
1
1,25
Ba Lan
2.030
4.218.151
2.078
60,35
23,8
1,22
1,19
Tây Ban Nha
1.601
4.058.632
2.535
20,74
3,26
0,96
1,14
Pháp
1.709
3.948.860
2.311
52,59
22,24
1,02
1,11
Senegal
1.795
3.590.100
2.000
-5,48
-17,2
1,08
1,01
Nhật Bản
1.734
3.318.930
1.914
11,51
-9,3
1,04
0,93
Nam Phi
1.228
3.043.432
2.478
-26,02
-36
0,74
0,86
Australia
979
2.801.402
2.861
-0,81
-20,4
0,59
0,79
Ukraine
958
1.931.728
2.016
6,21
-3,9
0,57
0,54
Singapore
776
1.738.727
2.241
19,57
7,44
0,47
0,49
Algeria
943
1.687.717
1.790
128,33
73,75
0,57
0,47
Malaysia
618
1.548.069
2.505
-29,61
-36,3
0,37
0,43
Italy
467
1.121.420
2.401
-14,94
-29
0,28
0,32
Bỉ
199
642.227
3.227
36,3
15,28
0,12
0,18
Kuwait
259
564.160
2.178
-9,76
-24,6
0,16
0,16
chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.