Tín chỉ khí thải nhà kính - vũ khí kiếm tiền lợi hại của Tesla

Doanh thu từ xe điện chỉ chiếm phần nhỏ trong lợi nhuận của Tesla, đế chế của tỉ phú Elon Musk có nguồn thu ổn định từ hoạt động bán tín chỉ khí thải nhà kính.

Giá cổ phiếu Tesla tăng tới 425% từ đầu năm đến nay, khiến giá trị vốn hóa công ty nhảy vọt lên mức 412 tỉ USD. Nhiều nhà đầu tư và chuyên gia tài chính cho rằng định giá Tesla có thể chạm mốc 1.000 tỷ USD vào năm 2025 hoặc 2030, the Business Insider.

Song đa số lợi nhuận của Tesla không tới từ doanh số bán ôtô điện. Năm 2019, Tesla lỗ 862 triệu USD và chỉ tạo ra tổng doanh thu 799 triệu USD. Định giá Tesla hiện tại cao gấp 462 lần con số ấy.

Tín chỉ khí thải là vũ khí kiếm tiền lợi hại của Tesla - Ảnh 1.

Số lượng xe điện mà Tesla sản xuất càng tăng, công ty càng sở hữu nhiều tín chỉ khí thải. (Ảnh: Tesla).

Trên thực tế, Tesla huy động tiền mặt đều đặn từ việc bán tín chỉ khí thải nhà kính (giấy phép xả CO2 và các loại khí thải khác gây hiệu ứng nhà kính của doanh nghiệp). Trước năm 2012, doanh số bán tín chỉ khí thải nhà kính của Tesla chỉ đạt khoảng 3,4 triệu USD/năm.

Từ năm 2015, doanh số tín chỉ khí thải của Tesla liên tục tăng mạnh. Trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30/6/2020, doanh số bán tín chỉ khí thải đạt tới 1,048 tỉ USD.

Tesla có số lượng tín chỉ khí thải tối đa bởi ôtô của hãng không tiêu thụ xăng và không xả khí khải. Số lượng xe điện mà Tesla sản xuất càng tăng, công ty càng sở hữu nhiều tín chỉ. 

CCalifornia và một số bang khác ở Mỹ yêu cầu các nhà sản xuất ôtô như Ford hay General Motors tuân thủ những tiêu chuẩn khí thải với tất cả loại xe. Chính quyền phạt nặng các doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt nặng, thậm chí có thể thu hồi giấy phép kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiệp phải mua tín chỉ khí thải.

Dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, Mỹ thắt chặt các quy định kiểm soát khí thải nhà kính. "Chính phủ của ông Obama gây sức ép lớn lên các nhà sản xuất xe hơi, buộc họ phải mua tín chỉ khí thải", Fortune dẫn lời nhà kinh tế Ben Leard thuộc Đại học Tennessee.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã nới lỏng các qui định của chính phủ tiền nhiệm. Do đó, trong tương lai gần, các hãng sản xuất xe hơi Mỹ sẽ không cần mua quá nhiều tín chỉ. Chuyên gia Leard dự báo giá tín chỉ và doanh số sẽ giảm mạnh từ năm 2021.

Nếu ông Trump tái đắc cử vào tháng 11 tới và các quy định của ông tiếp tục có hiệu lực, nguồn thu từ bán tín chỉ của Tesla sẽ lao dốc. Ngược lại, nếu ứng cử viên Dân chủ Joe Biden bước vào Nhà Trắng, công ty của tỷ phú Elon Musk sẽ hưởng lợi.

Joe Biden từng nhiều lần khẳng định sẽ khôi phục lại, thậm chí thắt chặt hơn nữa, các quy định kiểm soát khí thải nhà kính nếu lên nắm quyền. Trong trường hợp ông Biden trở thành tổng thống Mỹ và đảng Dân chủ kiểm soát cả thượng viện và hạ viện, các nhà sản xuất xe hơi sẽ phải tăng mua tín chỉ từ Tesla.

Dù vậy, các chuyên gia nhận định đây chỉ là nguồn thu ngắn hạn của Tesla. Bởi nếu chịu áp lực lớn từ đảng Dân chủ, các tập đoàn ôtô Mỹ sẽ tăng tốc quá trình chuyển đổi từ xe chạy nhiên liệu hóa thạch sang xe điện. Ford cho biết sẽ tung ra hàng loạt mẫu xe điện từ năm 2023.

Ở châu Âu, thời kỳ hoàng kim của dịch vụ bán tín chỉ khí thải đang dần trôi qua. Tại thị trường này, khách hàng mua tín chỉ lớn nhất của Tesla là Fiat Chrysler Automobiles, công ty mẹ của Jeep, Fiat, Maserati và Alfa Romeo.

Tập đoàn Fiat Chrysler Automobiles đã có kế hoạch tung ra một số mẫu xe hybrid và ôtô điện trong giai đoạn 2020-2022. Các lãnh đạo Fiat Chrysler Automobiles tuyên bố sẽ đủ khả năng tuân thủ các quy tắc về khí thải của châu Âu vào năm 2022. Điều đó có nghĩa là công ty sẽ không cần mua tín chỉ từ Tesla nữa.

Fortune nhận định việc Nhà Trắng đổi chủ - nếu xảy ra - cũng chỉ có lợi cho Tesla trong một quãng thời gian ngắn ngủi. Vì thế, đế chế của tỷ phú Elon Musk chỉ còn một cách rất cơ bản để tạo ra lợi nhuận là bán ô tô.

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...