Tổng Công ty Đường sắt 'buông' cổ phần một đơn vị trong ngành

Tuy là đơn vị trong ngành nhưng Công ty CP Tổng công ty Công trình đường sắt không thuộc đối tượng mà Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) phải nắm giữ cổ phần, vì vậy Bộ Tài chính vừa có ý kiến về việc ĐSVN phải thực hiện chuyển nhượng vốn tại đơn vị này.
tong cong ty duong sat buong co phan mot don vi trong nganh
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có trụ sở tại đường Lê Duẩn, Hà Nội

Về thẩm quyền chuyển nhượng vốn, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) xem xét, quyết định về chủ trương chuyển nhượng vốn đầu tư của ĐSVN tại Công ty CP Tổng công ty Công trình đường sắt trước khi Hội đồng thành viên ĐSVN quyết định chuyển nhượng vốn.

Về phương thức chuyển nhượng vốn, Công ty CP Tổng công ty Công trình đường sắt đã đăng ký giao dịch trên sàn Upcom (mã RCC). Vì vậy về nguyên tắc ĐSVN thực hiện chuyển nhượng vốn theo phương thức giao dịch trên sàn Upcom.

Hiện trên sàn Upcom, RCC giao dịch với giá bình quân thấp hơn giá trị sổ sách kế toán của Công ty CP Tổng công ty Công trình đường sắt. Mặt khác, công ty này đã cổ phần hóa từ năm 2005 và có nhiều công ty con. Vì thế, để đảm bảo hiệu quả cao nhất khi thoái vốn, Bộ Tài chính đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo ĐSVN thuê tổ chức tư vấn xác định lại giá chuyển nhượng theo nguyên tắc.

Trên cơ sở giá chuyển nhượng xác định bởi tổ chức tư vấn, Bộ Tài chính đề nghị Bộ GTVT lựa chọn phương thức vốn đầu tư của ĐSVN tại Công ty CP Tổng công ty Công trình đường sắt.

Trường hợp xét thấy việc thoái vốn theo phương thức đấu giá hiệu quả hơn so với phương thức giao dịch trên sàn Upcom, Bộ Tài chính đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đường sắt, thoái vốn, chuyển nhượng vốn, Tổng công ty Đường sắt, đường sắt Việt Nam

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.