Tốt nghiệp 'đại học ngắn hạn' vẫn được bổ nhiệm cục phó

Đó là trường hợp ông Nguyễn Đình Việt, Cục phó Cục Hàng hải VN thuộc Bộ GTVT.
tot nghiep dai hoc ngan han van duoc bo nhiem cuc pho
Bản photo bằng tốt nghiệp của ông Việt do Cục Hàng hải cung cấp. Ảnh: M.HÀ

Ông Việt được Bộ GTVT bổ nhiệm giữ chức Phó cục trưởng Cục Hàng hải VN vào ngày 9/4/2015. Trước đó, ông giữ chức Giám đốc Cảng vụ hàng hải Kiên Giang thuộc Cục Hàng hải VN. Sau khi ông Việt được bổ nhiệm cục phó, có nhiều phản ánh cho rằng việc Bộ GTVT bổ nhiệm ông Việt là trái với quy định nhà nước cũng như quy định Bộ GTVT đặt ra.

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, ngày 15/11/2013, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định 3688/QĐ-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT. Tại điều 5 của văn bản này nêu rõ: Phó vụ trưởng và tương đương phải có bằng đại học phù hợp với lĩnh vực công tác. Đối với trường hợp ông Việt, theo hồ sơ lý lịch do ông này khai và do Bộ GTVT quản lý thì ông Việt có bằng “đại học hệ ngắn hạn của Trường đại học Hàng hải cấp ngày 25/10/1993”.

Trả lời Thanh Niên, ông Nguyễn Hữu Lộc - Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Cục Hàng hải VN cung cấp bản sao bằng tốt nghiệp của ông Việt, trên văn bằng ghi số A68868, bằng tốt nghiệp kỹ sư điều khiển tàu biển cho ông Nguyễn Đình Việt, hệ ngắn hạn khóa học 1988 - 1991. Ngày cấp bằng là 25/10/1993.

Về bằng cấp của ông Việt, ông Lộc cho rằng “không phải giải thích nhiều, căn cứ vào bằng cấp do nhà nước cấp, bằng tốt nghiệp đại học, công nhận kỹ sư điều khiển tàu biển”. Cũng theo ông Lộc, dù bằng ngắn hạn, tại chức, chuyên tu cũng vẫn được cấp bằng, mà “cấp bằng này coi như là trình độ đại học. Bằng cấp rõ rành rành. Việc tương đương cao đẳng hay không thì trong bằng không ghi”. Thông tin thêm cho phóng viên, ông Lộc cho rằng nhà nước cấp bằng đại học, công nhận là kỹ sư và đào tạo ngắn hạn hay dài hạn là quy định của trường và ngắn hạn được cấp bằng đại học hay không là quy định của Bộ GD-ĐT. “Tiếp nhận cán bộ làm sao đi xác nhận hồ sơ bằng cấp từng người được, phải tin tưởng vào cơ quan nhà nước, bằng có dấu đỏ hẳn hoi”, ông Lộc nói.

Theo xác minh của Thanh Niên, Quyết định 590 ngày 8/10/1993 của Trường đại học Hàng hải VN công nhận tốt nghiệp đại học cho 86 sinh viên các hệ đại học, cao đẳng và trung học các ngành. Trong đó, tại điều 13 của quyết định nêu rõ: Ông Nguyễn Đình Việt tốt nghiệp ngành điều khiển tàu biển hệ cao đẳng khóa 1988 - 1991. Được biết, thời gian ông Việt học tại Đại học Hàng hải là 3,5 năm, trong khi đó hệ đại học của Trường đại học Hàng hải có thời gian đào tạo là 5 năm.

Trả lời Thanh Niên, một lãnh đạo ở Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết loại bằng tốt nghiệp hệ đại học ngắn hạn trước đây tương đương với hệ cao đẳng. Năm 1992, Bộ GD-ĐT có Công văn số 2480/ĐH hướng dẫn cấp phát văn bằng tốt nghiệp cho hệ “đại học ngắn hạn”, trong đó nêu rõ: Bằng tốt nghiệp đại học do Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề phát hành trước năm 1991 có thêm một số dấu hiệu đặc biệt (trên bìa có dấu nổi của Bộ GD-ĐT, mặt trong có dòng chữ “Hệ đại học ngắn hạn”); Bằng tốt nghiệp cao đẳng do Bộ GD-ĐT phát hành từ năm 1991 trở đi. Cả hai loại bằng trên có giá trị hoàn toàn như nhau”.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.