TPBank tiếp tục điều chỉnh phương án tăng vốn

Theo phương án lần này, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) dự kiến tăng vốn từ 8.566 tỉ đồng lên gần 10.717 tỉ đồng thông qua việc đồng thời chia cổ tức, thưởng bằng cổ phiếu và phát hành ESOP. Thời gian lấy ý kiến cổ đông bắt đầu từ ngày 9/10 đến ngày 20/10.
TPBank tiếp tục lấy ý kiến điều chỉnh phương án tăng vốn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TPBank).

HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã: TPB) công bố tài liệu xin ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ năm 2020.

Theo đó, vốn điều lệ của TPBank dự kiến tăng từ 8.566 tỉ đồng lên gần 10.717 tỉ đồng, thông qua hai đợt phát hành.

Trong đợt 1, TPBank sẽ tăng vốn điều lệ thêm 1.811 tỉ đồng thông qua phát hành thêm hơn 181 triệu cổ phiếu theo 2 cấu phần.

Cụ thể, ngân hàng phát hành hơn 163 triệu cổ phiếu phổ thông để trả cổ tức theo tỉ lệ 20%. Đồng thời, phát hành gần 18 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương đương với tỉ lệ chia 2,18%.

Đợt 2, TPBank sẽ tăng vốn điều lệ thêm gần 340 tỉ đồng thông qua phát hành 34 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động của ngân hàng (ESOP), tương ứng tỉ lệ phát hành là 4,16%. 

Số cổ phiếu ESOP bị hạn chế chuyển nhượng tối đa trong vòng 2 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. HĐQT có quyền quyết định nới lỏng thời gian hạn chế chuyển nhương tùy thuộc vào chính sách nhân sự nhưng không được sớm hơn 9 tháng kể từ khi kết thúc đợt phát hành.

Theo kế hoạch, cả hai đợt phát hành trả sẽ được thực hiện đồng thời. Thời gian lấy ý kiến cổ đông bắt đầu từ ngày 9/10 đến ngày 20/10.

Đây là lần thứ hai TPBank xin ý kiến cổ đông để điều chỉnh phương án tăng vốn chỉ trong vòng hơn 2 tháng.

Vào đầu tháng 7, ngân hàng này cũng thực hiện xin ý kiến cổ đông bằng văn bản và được chấp thuận điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ lên hơn 10.792 tỉ đồng thay vì mức 10.199 tỉ đồng đã được đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 thông qua. 

Trước đó, theo kế hoạch ban đầu đươc thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 6, TPBank dự kiến tăng vốn từ 8.566 tỉ đồng lên 10.199 tỉ đồng, tương đương tăng 1.633 tỉ đồng bằng phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ 20%. Thời gian thực hiện trong quí III và quí IV.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.