Tp.HCM: Bất động sản trong khu đô thị sáng tạo nên phát triển ra sao?

Phát triển bất động sản trong khu đô thị sáng tạo không chỉ là phát triển bất động sản kiểu truyền thống, mà còn phải là phát triển bất động sản xanh, xây dựng khu đô thị thông minh,…
tphcm bat dong san trong khu do thi sang tao nen phat trien ra sao

Đó là nội dung nằm trong tham luận Phát triển bất động sản đáp ứng yêu cầu hình thành khu đô thị sáng tạo tại Tp.HCM của Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) vừa trình lên UBND Thành phố.

Dựa trên các nền tảng đã có về thể chế, kinh tế và cơ sở hạ tầng, 3 quận khu Đông Tp.HCM là quận 2, 9 và Thủ Đức sẽ trở thành khu đô thị sáng tạo trong tương lai.

Theo ý tưởng, khi hoàn thành, khu đô thị này sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Tp.HCM và toàn Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam dựa trên mũi nhọn là nền kinh tế tri thức.

Là nơi các trường đại học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp trong đó có các sản phẩm mang hàm lượng khoa học – công nghệ cao có thể liên kết với nhau; đồng thời, là môi trường làm việc, học tập, sinh sống thuận lợi của các chuyên gia, các nhà khoa học và lực lượng lao động có trình độ và chất lượng cao.

Theo HoREA, có ba trụ cột để phát triển thành công khu đô thị sáng tạo là khu vực công, khu vực đại học, khu vực tư nhân.

Trong đó, đối với khu vực công, chính quyền giữ vai trò "bà đỡ", định hướng phát triển khu đô thị sáng tạo, thông qua công tác quy hoạch phát triển đô thị, cấu trúc đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng đô thị, trước hết là hạ tầng giao thông;

Thực hiện quy trình, thủ tục hành chính theo nguyên tắc một cửa, thực hiện chế độ ủy quyền đầy đủ cho cán bộ, công chức giải quyết các yêu cầu của doanh nghiệp nhanh nhất;

Hiệp hội đề xuất ý tưởng hợp nhất các quận 2, quận 9, quận Thủ Đức trở thành một không gian đô thị thống nhất mô hình thành phố trong Tp.HCM.

Khu vực đại học, Đại học quốc gia Tp.HCM cùng với các trường đại học trên địa bàn thành phố là hạt nhân tri thức sáng tạo, cần phải có chương trình, kế hoạch, đề tài để hợp tác, gắn kết với khu vực tư nhân, trước hết là với các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp, để kết nối giữa khu vực tri thức sáng tạo với nhu cầu của khu vực sản xuất;

Khu vực tư nhân là một trụ cột, là động lực của khu đô thị sáng tạo và cũng là đối tượng thụ hưởng các thành quả. Doanh nghiệp tư nhân, trong đó, có doanh nghiệp bất động sản là nhà đầu tư các dự án, công trình đáp ứng các tiêu chuẩn của khu đô thị sáng tạo.

HoREA cho rằng, đối chiếu với thực tiễn tình hình thành phố, dự kiến xây dựng khu đô thị sáng tạo dựa trên các trụ cột: Đại học quốc gia Tp.HCM; Khu công nghệ cao thành phố; Công viên phần mềm Quang Trung là chưa đủ.

Do đó, Hiệp hội đề nghị thành phố có chính sách, cơ chế tạo điều kiện để phát huy tối đa nguồn lực tri thức, vốn, năng lực của khu vực tư nhân để tham gia tích cực vào quá trình hình thành khu đô thị sáng tạo.

Đáng chú ý, theo HoREA, phát triển bất động sản trong khu đô thị sáng tạo không chỉ là phát triển bất động sản kiểu truyền thống, mà còn phải là phát triển bất động sản xanh, xây dựng khu đô thị thông minh, khu dân cư thông minh, tòa nhà thông minh, căn hộ thông minh, an toàn, sử dụng tiết kiệm điện, nước, năng lượng tái tạo, vật liệu mới thân thiện môi trường,…

Đồng thời, xây dựng các hệ sinh thái khởi nghiệp, không gian làm việc chung, tận dụng thành quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, internet kết nối vạn vật, trí tuệ thông minh, thực tế ảo...

Liên quan đến phát triển bất động sản xanh bền vững, mới đây, tại Hội thảo Phát triển bất động sản bền vững 2018 – chiến lược xanh diễn ra tại Tp.HCM, ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho rằng, thách thức lớn nhất đối với môi trường tự nhiên, đô thị xanh hiện nay là sự xâm hại trong phát triển các dự án bất động sản, điều này đang diễn biến rất nghiêm trọng.

Quá trình phát triển du lịch ở các thành phố như Đà Lạt, Sapa… là minh chứng rõ ràng với những khu rừng bị tàn phá, những công trình kiến trúc có giá trị không được bảo tồn đúng mực. Từ những thành phố có chức năng nghĩ dưỡng, tĩnh lặng và lãng mạn thì các khu vực này đang trở thành thành phố buôn bán xô bồ, bị bê tông hóa trên diện rộng. Yếu tố bản sắc có nguy cơ bị mất dần từ các dự án đầu tư xây dựng của cả nhà nước và tư nhân.

Trên thực tế, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, hoạt động xây dựng và phát triển dự án đầu tư bất động sản là một trong những tác nhân chính gây ra các vấn đề nghiêm trọng về môi trường.

Trên toàn thế giới, các công trình chiếm 1/3 tổng năng lượng sử dụng, thải ra gần 1/4 tổng lượng khí thải CO2 và tiêu thụ tới 12% lượng nước sạch.

Khi xây dựng công trình, việc san, lấp, đào, đắp, tiêu tốn năng lượng, tài nguyên để sản xuất vật liệu xây dựng cũng như lượng chất thải rắn ra môi trường. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sinh thái, môi trường thực vật tự nhiên, ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn…

Do đó, để xây dựng đô thị sáng tạo trong tương lai tại Tp.HCM thì vấn đề phát triển bất động sản xanh, bền vững gắn với đô thị thông minh là xu hướng tất yếu.

Khu đô thị sáng tạo sẽ là nơi ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, tạo ra các cơ hội kinh doanh mới, cung cấp những tiện ích và dịch vụ mới phục vụ người dân, giải phóng năng lượng sáng tạo của con người.

tphcm bat dong san trong khu do thi sang tao nen phat trien ra sao Quy hoạch đô thị thông minh: Chuyên gia Singapore khuyên Việt Nam điều gì?

Nên có khả năng nhìn xa trông rộng, tính toán và dự đoán được mục đích sử dụng đất đai, nguồn lực trước khi thực ...

tphcm bat dong san trong khu do thi sang tao nen phat trien ra sao Hà Nội xây dựng thành phố thông minh

Thành phố đang triển khai trung tâm, giám sát điều hành tập trung cùng hệ thống giao thông, du lịch thông minh...

tphcm bat dong san trong khu do thi sang tao nen phat trien ra sao Đô thị thông minh: Làm thủ tục không cần mang giấy tờ

UBND quận 12, UBND quận 1 đều hướng đến mục tiêu để người dân đi thực hiện các thủ tục hành chính mà không cần ...

chọn
Đấu giá đất ở Thanh Oai (Hà Nội): Chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền
Tiếp tục thông tin về tiến độ nộp tiền sau trúng đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội), ngày 16/9, lãnh đạo huyện cho biết: Với 68 thửa đất trúng đấu giá, đến thời hạn cuối cùng phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định, chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền; 56 thửa đất không nộp tiền hoặc không nộp đủ. Đáng chú ý, 12 trường hợp nộp tiền có giá trúng cao nhất là 55,167 triệu đồng/m2.