Quy hoạch đô thị thông minh: Chuyên gia Singapore khuyên Việt Nam điều gì?

Nên có khả năng nhìn xa trông rộng, tính toán và dự đoán được mục đích sử dụng đất đai, nguồn lực trước khi thực tế xảy ra từ 30-40 năm trước; ưu tiên cách vấn đề cấp bách và thuyết phục các doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia là những lời khuyên của chuyên gia Singapore cho Việt Nam trong quy hoạch xây dựng đô thị thông minh.
 
quy hoach do thi thong minh chuyen gia singapore khuyen viet nam dieu gi Hà Nội xây dựng thành phố thông minh
quy hoach do thi thong minh chuyen gia singapore khuyen viet nam dieu gi Đô thị thông minh: Làm thủ tục không cần mang giấy tờ
quy hoach do thi thong minh chuyen gia singapore khuyen viet nam dieu gi Làm đô thị thông minh là để… bớt giật mình
quy hoach do thi thong minh chuyen gia singapore khuyen viet nam dieu gi
Người dân sẽ được hưởng lợi nhờ xây dựng đô thị thông minh (Hình minh họa)

Hàng loạt rào cản

Theo dự báo, đến năm 2050, 70% dân số thế giới sẽ sống ở các đô thị. Tại Việt Nam hiện có 813 đô thị với tỷ lệ đô thị đang tăng nhanh, khoảng 37,5%. Chỉ riêng hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP HCM đã có dân số đô thị chiếm 30% dân số đô thị trên toàn quốc.

Điều này tạo nên áp lực vô cùng lớn lên hệ thống công trình cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và không gian sống; đòi hỏi các kiến trúc sư, các nhà xây dựng phải nắm bắt, đáp ứng được xu hướng thực tế và nhu cầu sống của cộng đồng.

Phát triển đô thị thông minh và bền vững là mục tiêu của rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam để giải quyết các vấn “nóng” trong xã hội.

Tại Việt Nam hiện đã có khoảng 20 tỉnh, thành phố đang triển khai hoặc khởi động các đề án về đô thị thông minh. Tuy nhiên, việc thiếu quy chuẩn chung, mỗi nơi thực hiện theo một hình khác nhau đang là rào cản để tiến tới phát triển thành phố thông minh bền vững.

Theo ông Trần Quốc Thái, Phó cục trưởng Cục Phát triển Đô thị (Bộ Xây dựng), quy hoạch đô thị ở Việt Nam đang có rất nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của sự phát triển và đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nữa. Việt Nam có tiềm năng về hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin với chi phí hợp lí, nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên việc phát triển đô thị thông minh đòi hỏi nhiều nỗ lực và lộ trình lâu dài.

"Phát triển hạ tầng đô thị thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sử dụng của người dân. Tình trạng ách tắc giao thông, úng ngập, ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến... Hệ thống hạ tầng xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa, công viên cây xanh đạt thấp so với quy chuẩn cũng là những rào cản rất lớn", ông Trần Quốc Thái, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị, Bộ Xây dựng nhìn nhận.

Trong khi đó, ông Vũ Hồng Phong, Giám đốc Hội đồng công trình Xanh Việt Nam, cũng cho rằng, thị trường các ứng dụng đô thị thông minh hiện nay chưa phổ biến. Việc đảm bảo an ninh mạng, phương án dự phòng khi số hóa diện rộng hay tối thiểu nhất là mức độ sẵn sàng của nguồn nhân lực đô thị còn rất hạn chế. Đó là những khó khăn hiện nay để Việt Nam triển khai mô hình đô thị thông minh.

Và lời khuyên cho Việt Nam

Phát triển đô thị thông minh là xu hướng tất yếu hiện nay, tuy nhiên ông Larry Ng, Giám đốc Phát triển Kiến trúc và Thiết kế Đô thị, Cục Tái thiết Phát triển Đô thị (URA), Bộ Phát triển Quốc gia Singapore cho rằng, mỗi quốc gia hay thậm chí tại mỗi thành phố sẽ có những vấn đề khác nhau để xây dựng chiến lược phát triển riêng, tùy vào thực tế.

Ông ví dụ, vấn đề của Singapore là thiếu nước sạch nên Chính phủ phải tập trung giải quyết vấn đề này bằng nhiều giải pháp như mua nước từ Malaysia, chế biến nước mặn thành nước ngọt hay xây dựng các hồ chứa nước nhân tạo dự trữ.

Còn tại TP HCM của Việt Nam hiện nay có thể là “vấn nạn” kẹt xe, ngập lụt,… ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người dân mà chính quyền cần giải quyết.

“Làm thế nào để phát triển đô thị một cách thông minh và bền vững là câu hỏi của mọi quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Singapore và Việt Nam. Mỗi quốc gia, mỗi thành phố sẽ gặp phải những thách thức riêng và cần có định hướng quy hoạch, phát triển phù hợp với thực trạng; quan trọng nhất là cần có tầm nhìn dài hạn cũng như quy hoạch tổng thể hợp lí, cách tiếp cận minh bạch và thực thi hiệu quả.

Ngoài ra, tôi tin rằng mỗi công dân cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển không gian sống xanh, hiện đại của chính mình, từ đó đóng góp cho sự phát triển chung”, ông Larry cho biết.

Ông cũng đưa ra lời khuyên, một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng thành công đô thị thông minh là các nhà làm quy hoạch phải có khả năng nhìn xa trông rộng, phải tính toán và dự đoán được mục đích sử dụng đất đai, nguồn lực trước khi thực tế xảy ra từ 30-40 năm trước. Đó là thực tế mà Singapore đã trải qua.

Đồng thời, đôi khi chi phí không thể đủ để trang trải cùng một lúc nên phải vạch ra thứ tự các vấn đề cần ưu tiên để giải quyết, cái nào đơn giản nhưng có tác động quan trọng đến người dân thì nên làm trước.

Bên cạnh đó là chính phủ phải xây dựng được phần mềm dữ liệu tốt để hỗ trợ các nhà làm quy hoạch. Ngoài ra, Chính phủ cũng có các chính sách thuyết phục và tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia…

Hiện nay, Bộ xây dựng đang đề xuất Đề án “Phát triển đô thị thông minh Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Theo ông Trần Quốc Thái, đây là Đề án quan trọng của quốc gia, cần sự tham gia tích cực của tất cả các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này, tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản, đô thị thông minh là đô thị có không gian bền vững, ứng dụng công nghệ hiện đại để mang lại cho người dân môi trường sống an toàn, tiết kiệm.

Tại TP HCM hiện nay có ba đơn vị đầu tiên đăng ký thí điểm đề án "đô thị thông minh" là quận 1, quận 12 và Ban quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị Thủ Thiêm.

Dự kiến, lộ trình đô thị thông minh của TP HCM sẽ tập trung vào các giải pháp: Đăng ký kinh doanh, cấp phép qua mạng; cấp giấy phép xây dựng qua mạng; tra cứu toàn bộ thông tin nhà đất; cảnh báo ùn tắc, ngập nước qua cổng dữ liệu mở…

quy hoach do thi thong minh chuyen gia singapore khuyen viet nam dieu gi Hết lo kẹt xe, ngập nước khi TPHCM thành đô thị thông minh

Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến, thành phố thông minh hướng tới mục tiêu đảm bảo môi trường sống thoải mái, tích ...

quy hoach do thi thong minh chuyen gia singapore khuyen viet nam dieu gi TP HCM bắt đầu xây dựng đô thị thông minh

Giao thông công cộng tiện lợi, y tế tốt, ít tội phạm, nguồn nước sạch... là những lợi ích mà thành phố thông minh sẽ ...

quy hoach do thi thong minh chuyen gia singapore khuyen viet nam dieu gi 'Đô thị thông minh' có lợi gì cho dân TP.HCM?

Người dân TP sẽ được thụ hưởng các tiện ích như năng lượng chi phí thấp, giao thông công cộng tiện lợi, tương tác dễ ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.