Nhiều tuyến đường ở TP HCM đã được các hộ kinh doanh trả lại vỉa hè. Ảnh Đại Việt |
Các hộ kinh doanh, buôn bán có mặt bằng tại TP HCM thì lại ủng hộ chủ trương của chính quyền do việc dẹp lại trật tự vỉa hè không quá ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Theo quan sát của chúng tôi, các tuyến đường có mật độ cửa hàng kinh doanh dày đặc như Quang Trung (quận Gò Vấp), Nguyễn Trãi (quận 1, quận 5), Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, quận 3)...vỉa hè đã được trả lại cho người đi bộ.
TP HCM: Người dân tự giác tháo dỡ biển hiệu, bậc tam cấp trả lại vỉa hè
Khi nhận thức được sai phạm lấn chiếm vỉa hè, người dân tại khu vực quận 3 đã tự giác tháo dỡ biển hiệu, phá bỏ ... |
Trước đây, cứ mỗi tối, đường Nguyễn Trãi luôn đông đúc, lộn xộn vì có rất nhiều cửa hàng kinh doanh thời trang trên tuyến đường này. Người dân đậu xe lung tung và để xe dưới lòng đường rồi mua sắm thì mọi việc nay đã thay đổi.
Chị Ngô Thị Hạnh, chủ một cửa hàng quần áo trên đường Nguyễn Trãi cho biết, thời gian này cán bộ phường và quận kiểm tra việc lấn chiếm vỉa hè rất nghiêm ngặt. Xe của khách được dựng gọn gàng sau vạch kẻ quy định. Việc buôn bán cũng không ảnh hưởng gì bởi lượng khách đến cửa hàng không có gì thay đổi.
Nhiều hộ dân buôn bán vỉa hè cũng đã sắp xếp hàng hóa vào trong vạch kẻ quy định hành lang. Ảnh Đại Việt |
Chỉ vào các thanh treo mũ bảo hiểm vỉa hè, anh Trần Văn Hòa, buôn bán trên đường Nguyễn Trãi nói “Kệ mũ bảo hiểm đã được tôi đẩy sâu vào bên trong. Tuy bị khuất, khách hơi khó nhìn nhưng đỡ lo bị phạt. Khách vãng lai có giảm đôi chút, tuy nhiên không đáng kể là bao. Trước đây, tôi đẩy kệ mũ ra sát lòng đường để khách tấp xe vào là mua được nhưng giờ thì không làm vậy nữa. Doanh thu cũng giảm hơn so với trước khoảng 10% nhưng đỡ lo bị kiểm tra”.
Đòi lại vỉa hè cần làm như cấm đốt pháo, buộc đội mũ bảo hiểm
Đốt pháo là phong tục lâu đời, nó không là hành vi vi phạm pháp luật trước khi nghị định cấm đốt pháo ra đời ... |
Đường Quang Trung, quận Gò Vấp cũng là một tuyến đường buôn bán nhộn nhịp bậc nhất ở TP HCM. Giới trẻ tại Thành phố khá yêu thích đến tuyến đường này để mua sắm vì mọi thứ có giá cả phải chăng. Thế nhưng, hiện tại, các cửa hàng lại thực hiện rất nghiêm túc việc trả lại vỉa hè khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Chị Lê Thị Ngọc Anh, chủ một quán ăn trên đường Quang Trung chia sẻ, bình thường chị đẩy tủ kính ra sát lòng đường để mọi người có thể nhìn thấy. Bây giờ thì lùi vào sát trong nhà nên doanh thu có giảm đôi chút vì ít bán được cho khách lạ.
“Các hộ kinh doanh khác làm thì mình cũng làm thôi. Tôi thấy việc trả lại vỉa hè là điều cần thiết”, chị Ngọc Anh nói.
Theo điều 12 của nghị định 46/2016: Người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng sẽ bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng đối với cá nhân và phạt từ 200.000 – 400.000 đồng đối với tổ chức. Đối với hành vi chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi bày, bán hàng hóa, để vật liệu xây dựng, họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị sẽ bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng đối với cá nhân và phạt từ 600.000 – 800.000 đồng đối với tổ chức. |