Trung Nam đề nghị được hưởng giá điện 9,35 UScent/kWh cho dự án điện mặt trời kết hợp đường dây 500kV

Đề nghị của Tập đoàn Trung Nam là được áp dụng mức giá điện ưu đãi cho toàn bộ dự án thay vì chỉ hưởng một phần trong hạn mức công suất 2.000MW.

Tại lễ khánh thành Dự án Trạm biến áp 500 kV và đường dây 220/500kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW tại Ninh Thuận, ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Trung Nam Group đã đề nghị Chính phủ cho phép được hưởng mức giá bán điện là 9,35 UScent/kWh cho toàn bộ dự án, thay vì chỉ một phần như hiện nay, báo Đầu tư đưa tin.

Lí do xuất phát của đề nghị này là bởi trước khi dự án điện mặt trời 450 MW của Trung Nam được công nhận đủ điều kiện vận hành thương mại (COD), tổng công suất cộng dồn của các dự án điện mặt trời trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là khoảng 1.720 MW. 

Như vậy, chỉ còn lại khoảng 280 MW điện mặt trời trong tổng số 2.000 MW trên địa bàn tỉnh này được hưởng mức giá 9,35 Uscent/kWh như Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trung Nam đề nghị được hưởng giá điện 9,35 UScent/kWh cho dự án điện mặt trời kết hợp đường dây 500kV - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Trung Nam Group phát biểu tại lễ khánh thành. (Ảnh: Trung Nam Group)

Ông Tiến cho hay, để ủng hộ dự án đã hoàn thành đúng cam kết và sớm hơn 3 tháng so với dự kiến với trạm 500 KV và đường dây 500 kV để giải toả công suất, xin chấp thuận cho nhà đầu tư Trung Nam được hưởng trọn giá bán điện như nhà đầu tư khác là 9,35 Uscent/kWh cho toàn bộ dự án thay vì hưởng một phần trong hạn mức công suất 2.000 MW.

“Kiến nghị này hợp lí cả về lí và tình. Dự án hoàn thành, Chính phủ, Bộ Công thương, tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các nhà đầu tư đều hưởng lợi từ công trình này. Sau 20 năm, công trình này sẽ đem lại lợi ích khoảng 16.000 tỉ đồng, trong đó tài sản 2.000 tỉ đồng là trạm và đường dây và 14.000 tỉ đồng là truyền tải điện cho EVN qua trạm và đường dây này”, ông Tiến nói.

Theo báo Ninh Thuận, dự án khởi công từ giữa tháng 5./2020, đến nay hoàn thành và đưa vào sử dụng. 

Dự án Trung Nam ngoài việc khai thác hơn 1 tỉ kWh, tương đương 1GWh điện từ nguồn năng lượng tái tạo (năm đầu tiên 1,2 tỉ kWh), sẽ góp phần quan trọng giải tỏa công suất lưới điện cho khu vực Ninh Thuận và Duyên hải Nam Trung Bộ; 2 trạm biến áp của Dự án Trung Nam với tổng công suất 1.800MVA, kết hợp với các đường dây giúp tăng khả năng kết nối, tăng độ tin cậy cho hệ thống lưới điện tại khu vực Nam Trung Bộ.

Ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh việc hoàn thành và đưa vào sử dụng dự án sẽ góp phần đưa Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của quốc gia; đóng góp quan trọng trong việc giải tỏa công suất các nhà máy năng lượng tái tạo tại khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận; cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh trong việc cam kết với các nhà đầu tư.

Trung Nam đề nghị được hưởng giá điện 9,35 UScent/kWh cho dự án điện mặt trời kết hợp đường dây 500kV - Ảnh 2.

Dự án Trạm biến áp 500 kV và đường dây 220/500kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW tại Ninh Thuận. (Ảnh: Trung Nam Group)

Thông tin từ Trungnam Group cho biết dự án Trạm biến áp 500 kV và đường dây 220/500kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW được triển khai với tổng vốn đầu tư 12.000 tỉ đồng; qui mô thực hiện gồm Nhà máy điện mặt trời 450MW, Trạm biến áp 500kV và hơn 17km đường dây truyền tải 500kV, 220kV kéo dài từ xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đến xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Ngoài ra, Trungnam Group cũng là đơn vị thực hiện Dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận dự kiến hoàn thành bến số 1 có trọng tải 70.000 - 100.000 DWT vào tháng 12/2022. 

Khi đi vào vận hành, dự án sẽ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ công tác vận chuyển thiết bị, đặc biệt là thiết bị siêu trường siêu trọng phục vụ cho các dự án năng lượng tái tạo và dự án điện khí trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.