Trưởng Ban Nghiên cứu PT kinh tế tư nhân lên tiếng trước lo ngại lợi ích nhóm

Chủ tịch FPT, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân Trương Gia Bình chia sẻ trước lo ngại của chuyên gia kinh tế về việc hình thành nhóm lợi ích khi ban Nghiên cứu gồm các doanh nhân được đại diện gửi tiếng nói trực tiếp đến Thủ tướng.
truong ban nghien cuu pt kinh te tu nhan len tieng truoc lo ngai loi ich nhom Tân Bộ trưởng Giao thông: 'Không tư túi, không vì lợi ích nhóm'
truong ban nghien cuu pt kinh te tu nhan len tieng truoc lo ngai loi ich nhom Kiến nghị xử lý nghiêm các vi phạm, 'lợi ích nhóm' trong thực hiện các dự án BOT
truong ban nghien cuu pt kinh te tu nhan len tieng truoc lo ngai loi ich nhom BT đổi đất lấy hạ tầng: Cơ hội 'chiếm' đất vàng và khoản sinh lời vô cùng lớn

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng đã chính thức ra mắt tối ngày 30/10, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Mai Tiến Dũng.

Chủ trì buổi ra mắt, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chia sẻ nguồn lực từ kinh tế tư nhân là hết sức quan trọng. Ban Nghiên cứu ra đời sẽ là kết nối giữa Ban tư vấn của thủ tướng và Hội đồng nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân Trương Gia Bình cho biết, mục đích của Ban IV ra đời để giúp đỡ càng nhiều doanh nghiệp tư nhân được hưởng lợi. Ban IV chính là một trong những tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân tới Thủ tướng. Những đề xuất chính sách, cải cách hành chính của ban Nghiên cứu đề xuất sẽ rất thực tiễn và đưa ra những bằng cớ được tính toán từ tình hình thực tế.

Ông cho biết mục tiêu hứa với Thủ tướng để doanh nghiệp tư nhân đóng góp 60% GDP thay vì 40% GDP như hiện nay, lời giải là phải đẩy mạnh cổ phần hoá. Trước mắt, Ban sẽ chọn 1 - 2 doanh nghiệp để giúp đẩy nhanh cổ phần hoá, tìm ra các nguyên do tại sao vướng và cách tháo gỡ hữu hiệu.

"Thời điểm này có những điểm rất quan trọng Ban sẽ quan tâm là khởi nghiệp sáng tạo và chủ động với Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, tập trung vào 3 cốt lõi của Việt Nam là nông nghiệp có khả năng vượt trội lên, du lịch có tiềm năng thiên nhiên văn hóa lịch sử, công nghệ số mà Việt Nam có thể tạo ra sức bật lớn", ông Bình chia sẻ.

Vị trưởng ban cũng bày tỏ trăn trở phải tìm cách để Ban Nghiên cứu tìm ra được những vướng mắc thực tiễn nhất mà doanh nghiệp đang gặp phải. Ban nghiên cứu sẽ đóng góp, đưa tiếng nói của doanh nghiệp tư nhân tới Thủ tướng nhưng cũng phải cẩn trọng để không tạo ra nhóm lợi ích như lo ngại của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

truong ban nghien cuu pt kinh te tu nhan len tieng truoc lo ngai loi ich nhom
Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân được thành lập. Ảnh: VPSF

Chia sẻ bên lề lễ ra mắt về ý kiến lo ngại "liệu có hình thành lợi ích nhóm", ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Liên đoàn doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, thành viên Ban Nghiên cứu cho rằng, khi đã cùng nhau ngồi lại tại Ban nghiên cứu, các thành viên đều có mong muốn giúp ích cho cộng đồng doanh nghiệp bằng cách kết nối, nói được tiếng chung từ ý kiến của các doanh nghiệp hiệp hội. Ban cũng có cơ chế giám sát rõ ràng bằng kế hoạch hành động hàng năm.

Ngày 3/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã ký ban hành Quyết định số 842 thành lập Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (gọi tắt là Ban nghiên cứu) của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính. Ban nghiên cứu gồm các thành viên gồm:

1. Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính.

2. Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Liên đoàn doanh nghiệp tỉnh Bình Dương.

3. Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hiệp hội tôm Bình Thuận.

4. Ông Trần Trọng Kiên, thành viên Hội đồng tư vấn Du lịch.

5.Ông Vũ Văn Tiền, thành viên Ban cố vấn Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam.

6. Ông Don Di Lam, Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital, Phó Chủ tịch Hội đồng Nghị sự toàn cầu về ASEAN, Diễn đàn Kinh tế thế giới.

Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân có nhiệm vụ nghiên cứu và tư vấn, đề xuất giải pháp cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân gắn với mục tiêu kinh tế quốc gia, chủ động thiết lập bộ máy giúp việc, huy động nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ được giao.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.