Trường ĐH Sài Gòn được nâng cấp từ Trường CĐ Sư phạm TP.HCM cách đây 10 năm. Trong hơn 700 cán bộ, giảng viên, nhân viên của nhà trường, có 19 phó giáo sư,121 tiến sĩ, 297 thạc sĩ. Trường chưa có giáo sư nào.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM lưu ý Trường ĐH Sài Gòn phải xem xét chương trình nào phấn đấu để trở thành giáo sư. (Ảnh: Trần Tâm) |
Tại buổi làm việc với trường chiều 15/8, Nguyễn Thiện Nhân lưu ý, từ một trường cao đẳng sư phạm chuyển thành đại học đa ngành, trường có thế mạnh về đào tạo sư phạm. Nhưng tính chất của đại học và cao đẳng rất khác nhau. Khi nâng cấp lên thành trường đại học, thì yêu cầu phải nâng cao trình độ giảng viên, trường phải có giáo sư.
“Một trường đại học chưa có giáo sư là không đúng nghĩa, dù đang trong giai đoạn quá độ nhưng phải có giáo sư”- ông Nhân nhấn mạnh.
Không những thế, trường đại học còn khác với cao đẳng về cơ cấu khoa học. Cụ thể, trường cao đẳng thiên về thực hành, ứng dụng; còn trường đại học, dù là "đai học ứng dụng" cũng phải có nền tảng khoa học.
Trường ĐH Sài Gòn có tên ngành nhưng chưa có tên khoa, vì vậy phải xem xét có bao nhiêu khoa và về lâu dài phải có cơ cấu khoa và cơ cấu bộ môn để các bộ môn trong khoa tương tác với nhau.
Bên cạnh đó, trường phải có đối tác chiến lược và nên chọn một số đại học nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, trao đổi sinh viên, giáo viên. Ngoài ra cũng chọn đơn vị thực tiễn ngành mình đào tạo làm đối tác để sinh viên tốt nghiệp có việc làm, trao đổi học hỏi kinh nghiệm. Ông Nhân gợi ý, Trường ĐH Sài Gòn có thể chọn ngay Sở GD-ĐT TP.HCM làm đối tác chiến lược.
Trường ĐH Sài Gòn xin cấp đất do đất trước đây đã giao cho trường khác
Hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn mong Bí thư TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân xem xét cấp đất cho trường này, sau khi mảnh đất 14 ... |
Điểm chuẩn ĐH Sài Gòn năm 2018
Trường ĐH Sài Gòn công bố điểm chuẩn cho tất cả các ngành ĐH chính quy năm 2018. Mức điểm trúng tuyển vào các ngành của ... |