Tương lai khả quan của xuất khẩu trái cây

Nhiều chủng loại quả của Việt Nam như nhãn, thanh long, vải,... được thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia.

Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết theo ước tính, xuất khẩu hàng rau quả tháng 7/2020 đạt 240 triệu USD, giảm 1,8% so với tháng 7/2019. Trong 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 2 tỉ USD, giảm 12,3% so với cùng năm 2019. 

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù giảm nhưng trái cây vẫn là chủng loại xuất khẩu chính, đạt 1,2 tỉ USD, giảm gần 23% so với cùng năm 2019. 

Trong đó, xuất khẩu trái cây sang thị trường Trung Quốc đạt 921,6 triệu USD, giảm 31,4% so với cùng năm 2019. Trong khi đó xuất khẩu trái cây sang các thị trường Thái Lan, Hong Kong, Các TVQ Ả rập Thống nhất, Hàn Quốc, Australia tăng mạnh. 

Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh, lũ lụt tại nước này làm giảm nhu cầu tiêu thụ trong ngắn hạn đối với trái cây nói riêng và hàng rau quả nói chung. 

Xuất khẩu trái cây có nhiều tín hiệu khả quan - Ảnh 1.

Chủng loại một số mặt hàng rau quả xuất khẩu trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2020. (Nguồn: Bộ Công Thương/Tổng cục hải quan).

Đáng chú ý, xuất khẩu trái cây có nhiều tín hiệu khả quan khi nhiều loại chủng loại quả của Việt Nam được thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm như: 20 tấn thanh long ruột đỏ của tỉnh Sơn La được xuất khẩu sang Nhật Bản trong ngày 10/7 và lần đầu tiên 30 tấn nhãn của tỉnh Sơn La được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc vào cuối tháng 7/2020. 

Năm 2020, tỉnh Sơn La dự tính tiêu thụ khoảng 75.000 tấn nhãn, trong đó 8.500 tấn dành cho xuất khẩu sang thị trường các nước Trung Quốc, Australia và Mỹ; 7 tấn sầu riêng đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu vào bang New South Wales của Australia vào ngày 23/7. 

Cùng ngày, 10 tấn thanh long ruột đỏ đã được xuất khẩu sang thị trường Nga. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng điều này mở ra cơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu chủng loại quả sang các thị trường tiềm năng lớn này.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.