Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vượt qua Thái Lan

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang cao nhất trong nhóm xuất khẩu gạo gồm: Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Myanmar.

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam, giá gạo Việt Nam đang dẫn đầu trong nhóm nước xuất gạo như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Myanmar.

Việt Nam cũng là nước có sản lượng, giá trị gạo cao thứ 2 thế giới. Trong 7 tháng đầu năm, ước đạt Việt Nam xuất khẩu gần 4 triệu tấn, mang về giá trị 2 tỉ USD, tăng 11% về giá trị và giảm 1,5% về khối lượng so với cùng kì 2019.

Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu Việt Nam trong 7 tháng đầu năm đã vượt qua Thái Lan.

Theo đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam vào ngày 11/8 là 493 USD/tấn, trong khi đó giá gạo 5% tấm của Thái Lan 473 USD/tấn; giá gạo 25% tấm của Việt Nam 468USD/tấn thì gạo 25% tấm của Thái Lan 452 USD/tấn.

Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố dẫn tới giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao như: gạo Việt Nam ngày càng đạt chất lượng cao, logistics được cải thiện, đồng thời dịch Covid-19 bùng phát lại nên nhiều nước tăng sản lượng nhập khẩu.

Theo Reuters, một thương nhân tại TP HCM chia sẻ nguồn cung lúa gạo ngày càng giảm vì đợt thu hoạch vụ hè - thu đã kết thúc. Cũng theo người này, giới thương lái trong nước cũng đang găm hàng với dự đoán giá sẽ lên cao hơn.

"Các thương nhân đang tập trung vào việc hoàn thành những hợp đồng xuất khẩu kí trước đó với Cuba, Malaysia và Philippines", người này cho hay.

Trong khi đó, 6 tháng đầu năm Thái Lan đã tụt xuống vị trí thứ 3 thế giới trong xuất khẩu gạo, sau Ấn Độ và Việt Nam. 

Nguồn cung vẫn là mối lo ngại vì trận hạn hán hồi đầu năm đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản lượng lúa gạo của nước này.


"Chúng tôi nhận thấy không nhiều nguồn cung gạo mới được đưa vào thị trường trong vụ lúa trái mùa dù có những trận mưa gần đây. Điều này nghĩa là giá gạo có thể sẽ tiếp tục ở mức cao", một thương nhân gạo tại Bangkok chia sẻ.

Nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm không thay đổi so với tuần trước, đạt 380 - 385 USD/tấn.

Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ đang gặp khó khăn trong việc thực hiện những đơn hàng được kí trước đó vì sự hạn chế về container sẵn có, cũng như nhân công tại các nhà máy xay xát và cảng giao dịch gạo lớn nhất quốc gia Nam Á khi số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.